Giá xăng dầu hôm nay 2/12: Dầu Brent giảm hơn 1%

Giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng đầu tuần, với dầu thô Brent giảm hơn 1% trong khi dầu thô Mỹ tăng nhẹ.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (2/12), với dầu thô Brent giảm hơn 1%trong khi dầu thô Mỹ tăng nhẹ. 

Tại thời điểm 7h15 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent giảm 1,14% xuống 72,11 USD/thùng. Ngược lại, dầu WTI của Mỹ tăng 0,43% lên 68,29 USD. 

Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, giá dầu Brent giảm 0,98% xuống 72,07 USD/thùng và giá dầu WTI của Mỹ giảm 0,84% xuống 68,14 USD.

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật 7h15 ngày 2/12/2024

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

   Giá

%thay đổi 

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 3/2025

   Tokyo

 65.550 

    -1,06

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 1/2025 

   ICE

 72,11     -1,14

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 1/2025

   Nymex

 68,29      0,43

USD/thùng

Nguồn: Tố Tố tổng hợp.

Cả hai loại dầu giảm lần lượt 3,1% và 4,8% trong tuần trước. 

Một cuộc thăm dò hàng tháng của Reuters cho thấy giá dầu có thể chững lại vào năm 2025 do sự suy yếu về kinh tế ở Trung Quốc làm lu mờ bức tranh nhu cầu và nguồn cung toàn cầu dồi dào vượt xa sự hỗ trợ từ sự trì hoãn dự kiến ​​đối với kế hoạch tăng sản lượng của OPEC+.

Các nhà kinh tế và nhà phân tích dự đoán rằng giá dầu thô Brent sẽ đạt trung bình 74,53 USD/thùng vào năm 2025, giảm so với mức dự báo 76,61 USD vào tháng 10. Đây là lần sửa đổi giảm thứ 7 liên tiếp đối với dầu Brent, vốn đạt mức trung bình 80 USD/thùng từ đầu năm đến nay.

Giá dầu thô Mỹ dự kiến ​​sẽ đạt trung bình 70,69 USD/thùng vào năm 2025, thấp hơn kỳ vọng của tháng trước là 72,73 USD.

Chủ tịch Stratas Advisors, John Paisie cho biết tâm lý của các nhà kinh doanh dầu đã trở nên rất tiêu cực do lo ngại về nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là về nền kinh tế Trung Quốc và tăng trưởng nhu cầu, cũng như lo ngại về việc OPEC+ có thể điều chỉnh nguồn cung với nhu cầu.

Đầu tháng trước, OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay và năm tới, với nguyên nhân chính là tình hình suy yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ và các khu vực khác.

Các nhà phân tích cho biết nhu cầu dầu tại nước tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng khiêm tốn do các biện pháp kích thích gần đây, nhưng những thách thức về cơ cấu kinh tế và sự gia tăng của các phương tiện sử dụng năng lượng mới có thể hạn chế tăng trưởng.

Kết quả cuộc thăm dò cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1 - 1,5 triệu thùng/ngày vào năm 2025.

Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự kiến ​​​​nguồn cung dầu toàn cầu sẽ vượt quá nhu cầu vào năm 2025 ngay cả khi thoả thuận giảm vẫn được OPEC+ duy trì.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Chiều 28/11, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã điều chỉnh giá xăng dầu.

Giá bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

E5RON92

+ 497 đồng/lít

19.840 đồng/lít

RON95-III

+ 329 đồng/lít

20.857  đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 268 đồng/lít

18.777 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 221 đồng/lít

19.142 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 111 đồng/kg

16.125 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 28/11.

Tố Tố
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá thép xây dựng hôm nay 2/12: Giảm nhẹ vì áp lực chốt lời

Giá thép thanh trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm nhẹ trong phiên giao dịch chiều nay vì áp lực chốt lời sau đợt phục hồi mạnh mẽ vào cuối tuần trước. Trong khi đó, giá quặng sắt tăng nhẹ khi hoạt động sản xuất của Trung Quốc cải thiện.

Giá lúa gạo hôm nay 2/12: Tăng từ 200 – 400 đồng/kg ở một số loại gạo

Giá lúa gạo hôm nay (2/12) tại An Giang tăng từ 200 – 400 đồng/kg, trong đó lúa OM 18 chạm mốc 9.200 đồng/kg. Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc có xu hướng sụt giảm, nước này hiện chỉ đứng thứ 3 về thị trường xuất khẩu gạo của nước ta sau Philippines và Indonesia.

Giá sầu riêng hôm nay 2/12: Ổn định ở mức cao đối với loại đẹp

Giá sầu riêng hôm nay 2/12 không có nhiều thay đổi so với cuối tuần trước tại các vùng trồng chính trên cả nước. Trong khi đó, sản xuất sầu riêng bền vững là một trong những vấn đề quan trọng mà các nhà quản lý, khoa học và doanh nghiệp cần hướng tới.

Cá tra Việt Nam tại Trung Quốc đang chịu áp lực cạnh tranh từ cá lóc

Trang Undercurrent News dẫn lời lãnh đạo một doanh nghiệp thuỷ sản Trung Quốc cho biết cá lóc nuôi tại nước này đang nhanh chóng chiếm ưu thế so với cá tra nhập khẩu từ Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Hiện, cá tra đang nắm giữ 40% thị phần cá chế biến.