Ngày 4/11, chỉ sau hơn một tháng kể từ khi ra mắt, CTCP Phát triển Trạm sạc Toàn cầu V-Green công bố đã nhận được gần 1.000 đơn đăng ký mở trạm sạc nhượng quyền từ các đối tác trên toàn quốc. Công ty này là bước phát triển mới của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, tách từ VinFast để tập trung phát triển hạ tầng sạc cho xe điện.
Trạm sạc của V-Green hiện được triển khai theo mô hình nhượng quyền.
Điển hình như thỏa thuận ngày 4/11 giữa V-Green và CTCP Vasia tại Bắc Ninh. Trong đó, Vasia sẽ đầu tư, vận hành 10 điểm sạc tập trung tại thành phố Bắc Ninh và Từ Sơn, kế hoạch mở rộng lên 30 điểm vào giữa năm 2025.
Ngoài ra, V-Green cũng thu hút nhiều doanh nghiệp khác chuyển đổi sang mô hình nhượng quyền của mình, như CTCP Năng lượng EverSolar.
EverSolar đã mua lại và chuyển đổi một số trạm sạc EverCharge để cung cấp dịch vụ sạc độc quyền cho xe điện VinFast. Doanh nghiệp này cũng đầu tư mới và thay thế các thiết bị sạc hiện có thành trụ sạc của V-Green, hòa vào mạng lưới hệ thống trạm V-Green trên toàn quốc.
EverSolar sẽ chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và nhận mức chia sẻ doanh thu dựa trên số kWh điện mà chủ xe VinFast sử dụng.
Ngoài V-Green, các tên tuổi khác như EV One, EverEV, và GreenCharge cũng đang nhanh chóng mở rộng hệ thống trạm sạc.
Hiện EV One có 40 trạm sạc và đặt mục tiêu nâng lên 200 trạm vào năm 2025. Công ty này công bố giá dịch vụ sạc hiện tại từ 7.900 đồng/kWh cho sạc chậm và 9.900 đồng/kWh cho sạc nhanh, mức giá được xem là cao nhất trên thị trường.
Trong khi đó, EverEV đã đầu tư 46 trạm sạc và dự kiến mở thêm nhiều điểm sạc công cộng vào cuối năm nay. Công ty này cũng đã lắp đặt hơn 4.000 điểm sạc tại nhà, tạo ra dịch vụ đa dạng và phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Các doanh nghiệp nước ngoài như Charge+, có trụ sở tại Singapore, cũng đã tham gia vào thị trường Việt Nam với hơn 10 trạm sạc, và kế hoạch đầu tư 10.000 điểm sạc tại Đông Nam Á đến năm 2030.
Thị trường phát triển trạm sạc cũng được hâm nóng bởi sự tham gia của một ông lớn khác là Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power).
PV Power đã khởi động dự án thí điểm trạm sạc xe điện đầu tiên tại Hà Nội vào tháng 9. Trạm này sẽ gồm hai cây sạc dạng tủ đứng với tổng công suất 100-120 kW, mỗi cổng sạc có công suất từ 50-60 kW. Tổng chi phí đầu tư cho dự án là khoảng 1,8 tỷ đồng và diện tích lắp đặt khoảng 30-35 m vuông.
Mục tiêu của PV Power là mở rộng lên tới 1.000 trạm vào năm 2035.
Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến cuối năm 2023, Việt Nam có khoảng 22.000 ô tô thuần điện và hơn 11.000 xe hybrid, chưa kể đến hàng chục ngàn xe điện mini VinFast VF3 đang chờ giao. Sự phát triển quá nhanh này tạo áp lực lớn lên hạ tầng trạm sạc, buộc các doanh nghiệp phải đầu tư và mở rộng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Điều này mang lại nhiều cơ hội kinh doanh, khi các trạm sạc không chỉ phục vụ nhu cầu cá nhân mà còn thu hút nhiều đơn vị kinh doanh, như khách sạn, trung tâm thương mại, và khu vui chơi giải trí, tham gia lắp đặt trạm sạc nhằm phục vụ khách hàng và gia tăng lợi nhuận.
Người dân tranh thủ giao dịch bất động sản trước khi luật mới có hiệu lực, khiến khoản thu từ chuyển nhượng đất tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm.
Thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào một chu kỳ mới với những thay đổi lớn về chính sách pháp luật, hạ tầng và dòng vốn đầu tư.
Ông Enrique Lores có hành trình hơn 35 năm gắn bó và phát triển sự nghiệp tại tập đoàn công nghệ HP.
Ủy ban Bảo vệ Thông tin Cá nhân Hàn Quốc kết luận rằng Meta - chủ sở hữu Facebook, đã thu thập trái phép thông tin nhạy cảm của khoảng 980.000 người dùng, bao gồm tôn giáo, quan điểm chính trị và tình trạng hôn nhân.