Tại kỳ họp thứ 21 diễn ra sáng 25/2, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc phê duyệt chủ trương đầu tư và thống nhất về cơ quan chủ quản đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình cầu lớn qua sông Hồng.
Cụ thể, HĐND TP. Hà Nội đã thống nhất trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) và Dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công.
Đồng thời, phê duyệt chủ trương đầu tư hai dự án nhóm A gồm: Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) và Dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội Lê Anh Quân. (Ảnh: VGP).
Về quy mô đầu tư, theo tờ trình HĐND TP Hà Nội, Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa với tổng chiều dài khoảng 5,15km. Điểm đầu kết nối với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội, điểm cuối qua nút giao với đường Trường Sa.
Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là trên 20.170 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách TP. Hà Nội, thời gian thực hiện trong hai năm từ 2025 - 2027. Địa điểm thực hiện dự án là quận Tây Hồ, quận Long Biên, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
Còn Dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo có tổng chiều dài khoảng 5,6 km. Điểm đầu Ngã 5 Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông (quận Hoàn Kiếm); điểm cuối kết nối với phố Vũ Đức Thận (quận Long Biên).
Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án trên 15.967 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách TP Hà Nội cũng thực hiện trong giai đoạn 2025 - 2027. Địa điểm thực hiện dự án: quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà Trưng, quận Long Biên, TP Hà Nội.
HĐND TP. Hà Nội giao UBND Thành phố tổ chức thực hiện, chỉ đạo các đơn vị được giao nhiệm vụ Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan thực hiện rà soát, chuẩn xác quy mô, nội dung đầu tư, có giải pháp đấu nối thích hợp, khớp nối đồng bộ, lựa chọn phương án, giải pháp kỹ thuật phù hợp, đảm bảo không trùng lặp và tiết kiệm, hiệu quả và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định; xác định nguồn gốc đất đai, xây dựng phương án, kinh phí giải phóng mặt bằng đảm bảo đúng chế độ, chính sách hiện hành; trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan.
Cũng tại kỳ họp sáng 25/2, HĐND TP. Hà Nội thống nhất chủ trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND TP. Hà Nội làm cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
Tổng chiều dài cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu dự kiến khoảng 7,5km. Sơ bộ tổng mức đầu tư 11.844 tỷ đồng từ ngân sách TP. Hà Nội và Trung ương; thời gian thực hiện từ năm 2025 đến năm 2030.
Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân, việc đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường đầu cầu sẽ hoàn thiện theo quy hoạch tuyến đường Vành đai 3,5 theo quy hoạch phát triển giao thông; kết nối trực tiếp sang tỉnh Hưng Yên.
Cầu Ngọc Hồi được đầu tư xây dựng sẽ giúp tăng sự liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tạo điều kiện thuận lợi, liên kết các khu đô thị mới, như: Khu đô thị Ecopark, Khu đô thị Đại An, Khu đô thị Dream City… Từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Nam của Hà Nội cũng như các tỉnh phía Nam và Đông - Nam của Vùng Thủ đô như: Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cho biết.
Ngày 25/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký quyết định phân công công tác của Thủ tướng và các Phó thủ tướng, sau khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm hai thành viên cấp phó.
Thủ tướng vừa điều động, bổ nhiệm thứ trưởng tại các bộ Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Nông nghiệp và Môi trường, Dân tộc và Tôn giáo.
Sau sắp xếp tổ chức bộ máy, Hà Nội có 16 sở và cơ quan tương đương sở. Trong đó, có 8 đơn vị thuộc diện thành lập mới.
Theo chuyên gia UOB, để đạt mức tăng trưởng trên 8% hoặc cao hơn vào năm 2025 sẽ là một thách thức khi Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro từ các chính sách thuế quan của Trump.