Theo báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri năm 2024 do UBND TP Hà Nội gửi tới HĐND cùng cấp vừa qua, cử tri đề nghị kiểm tra dự án Khu đô thị Vinaline và Bất động sản Đan Phượng; Khu đô thị Hồng Thái phía dưới mương Đan Hoài. Các dự án này đã có quy hoạch 14 năm nhưng đến nay chưa triển khai.
Trên cơ sở đó, cử tri đề nghị, nếu dự án tiếp tục được triển khai thì đẩy nhanh tiến độ thực hiện; nếu không thì thành phố đưa ra khỏi quy hoạch để nhân dân ổn định đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế.
Trả lời về nội dung này, UBND TP Hà Nội cho biết, vào tháng 9 vừa qua, UBND TP đã có quyết định chấm dứt thực hiện nội dung các văn bản giao chủ đầu tư của UBND tỉnh Hà Tây trước đây và các văn bản khác liên quan đến dự án, trong đó đã giao UBND huyện Đan Phượng nghiên cứu, đề xuất phương án quản lý, khai thác khu đất theo quy hoạch và quy định của pháp luật hiện hành.
Trước đó, năm 2023, trả lời cử tri liên quan đến các dự án nói trên, UBND TP Hà Nội cho biết, Khu đô thị Hồng Thái gồm 3 khu: trong đó 40 ha giao cho Công ty CP Đầu tư Phát triển Sông Đà; 77 ha giao cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sông Đà 9.06; 48 ha giao cho Công ty CP Bất động sản Vinalines.
Các dự án trên đã có quyết định giao chủ đầu tư của UBND tỉnh Hà Tây cũ nhưng nhà đầu tư chưa hoàn thiện thủ tục lập quy hoạch chi tiết 1/500, lập dự án đầu tư; dự án chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép đầu tư khu đô thị mới; nhà đầu tư chưa thực hiện thủ tục về đất đai (thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, GPMB...) theo quy định.
Ngày 31/10/2022, tổ công tác liên ngành thành phố đã có văn bản báo cáo kết quả rà soát các dự án nói trên, trong đó đề xuất tổ chức thanh tra, kiểm tra dự án, củng cố cơ sở pháp lý để đề xuất phương án xử lý đối với từng trường hợp cụ thể (có thể xem xét chấm dứt hiệu lực các văn bản liên quan đến việc thực hiện dự án).
Ngày 9/1/2023, thành phố đã có văn bản cơ bản thống nhất vớ nghiên cứu, đánh giá, phân loại của tổ công tác liên ngành và giao tổ này tiếp tục nghiên cứu, làm rõ về khung tiêu chí pháp lý, cơ sở pháp luật để thực hiện các thủ tục chấm dứt, thu hồi dự án.
Về các doanh nghiệp liên quan, Công ty CP Bất động sản Vinalines thành lập năm 2007, trụ sở chính trên đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Doanh nghiệp này do ông Vũ Mạnh Dương làm người đại diện kiêm Giám đốc. Ông Dương đồng thời làm người đại diện của Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh, có trụ sở ở thị trấn Đông Anh.
Công ty cổ phần Sông Đà 9.06 tiền thân là Xí nghiệp Sông Đà 9.06 - Công ty Sông Đà 9 - Tổng công ty Sông Đà (hiện nay là Tập đoàn Sông Đà).
Xí nghiệp Sông Đà 9.06 được cổ phần hóa vào cuối năm 2003. Hiện nay, Sông Đà 9.06 có trụ sở trên phố Lê Văn Thiêm, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Doanh nghiệp do ông Đinh Ngọc Ánh làm người đại diện pháp luật.
Về Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sông Đà, doanh nghiệp này tiền thân là chi nhánh của Tổng công ty Sông Đà tại TP HCM. Hiện nay, công ty đẫ đổi tên thành Công ty CP ANI, trụ sở chính tại quận 3, TP HCM. ANI do ông Đặng Tất Thành làm người đại diện pháp luật. Ông Thành đang đồng thời đứng tên đại diện tại 14 doanh nghiệp nghiệp khác trên cả nước.
Fecon Hòa Yên đang lên kế hoạch thực hiện dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp hơn 3.700 tỷ đồng tại Bắc GIang.
Tuy thành công trên thế giới với phương thức bán hàng trực tiếp từ nhà máy, song Temu có thể sẽ phải vận hành sàn thương mại điện tử địa phương tương tự những gì đối thủ Shopee đang làm, nếu muốn tiếp tục ở lại Việt Nam.
Quán cà phê mới mở ở quận Hoàng Mai nổi bật với kệ sách 75 m2, chứa ba tấn sách, thu hút khách trẻ ghé thăm.
Với sự phát triển không ngừng của khu vực Tây TP HCM, The Larita nhanh chóng trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và khách hàng mua ở thực. Không chỉ mang đến những giá trị bất động sản đồng bộ mà còn kiến tạo một chuẩn mực sống mới cho cư dân tại khu vực.