Hiệp hội Mía đường kiến nghị các doanh nghiệp không tăng giá bán

Hiệp hội Mía đường Việt Nam khuyến cáo các hội viên sản xuất tham gia bình ổn thị trường bằng cách đưa đường ra thị trường theo yêu cầu sử dụng và giữ giá bán đường hiện nay là mức giá hợp lý đảm bảo được mục tiêu hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan, không để giá đường tăng thêm nữa nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình và người tiêu dùng trên cơ sở hài hòa lợi ích.

Trong văn bản gửi các hội viên, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết hiện nay ngành đường Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị vào vụ sản xuất ép mía 2023-2024 và một thị trường đường ổn định là yếu tố quan trọng bảo đảm đầu ra của chuỗi liên kết sản xuất mía – đường. 

Ban Chấp hành Hiệp hội Mía đường Việt Nam khuyến cáo các hội viên sản xuất tham gia bình ổn thị trường bằng cách đưa đường ra thị trường theo yêu cầu sử dụng và giữ giá bán đường hiện nay là mức giá hợp lý.

Điều này nhằm đảm bảo được mục tiêu hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan, không để giá đường tăng thêm nữa nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

VSSA khuyến các các hội viên tuyệt đối không thực hiện hoặc tiếp tay với các hành vi găm hàng, đẩy giá. 

“Đối với những trường hợp không tuân thủ khuyến cáo nêu trên, Hiệp hội Mía đường Việt Nam sẽ buộc phải có những biện pháp đối phó trong đó có kịp thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan quản lý nhà nước để đề xuất bổ sung hạn ngạch thuế quan 2023”, VSSA cho biết . 

Trong thời gian gần đây, giá đường trên thị trường đã có những biến động bất thường. Diễn biến thị trường cho thấy bắt đầu có những dấu hiệu của hành vi găm hàng, tăng giá của một số đơn vị, giá đường có thể bị đẩy đến mức vượt quá mức độ hài hòa hợp lý đối với người tiêu dùng nếu xu hướng này tiếp tục.

Mới đây ngành thực phẩm có công văn kiến nghị mở rộng hạn ngạch nhập khẩu đường với tối thiểu 600.000 tấn, do các nhà máy sản xuất đường trong nước không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. 

VSSA đã báo cáo đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về tình hình cung - cầu đường năm 2023 và dự báo năm 2024 và tham gia đề xuất ý kiến giải pháp điều hành nhập khẩu đường theo hạn ngạch thuế quan năm 2023 đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước. 

Trong báo cáo nêu vụ ép 2022/23, ngành đường Việt Nam đã thực hiện mục tiêu kép là nâng giá thu mua mía đến mức tương đương với các nước trong khu vực trong khi vẫn giữ giá đường ở mức tương đương và thấp hơn so với các nước sản xuất mía đường lân cận bao gồm Philippines, Indonesia và Trung Quốc. 

VSSA cho rằng mức giá mía đường hiện nay là mức giá hợp lý đảm bảo được mục tiêu hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan. 

 

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Dưa hấu rớt giá hơn một nửa

Giá dưa hấu giảm hơn một nửa so với đầu năm, về quanh 2.000-4.000 đồng một kg tại ruộng, khiến nông dân trồng ở Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long lỗ nặng.

COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu

Ngày 23/11 (giờ địa phương), các nước tham gia Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đạt được thỏa thuận về các quy tắc cho một thị trường tín chỉ carbon toàn cầu.

Giá dầu có thể giảm 20% nếu Mỹ thực thi chính sách thuế quan mới

Giá dầu vào cuối năm 2026 được dự báo sẽ giảm xuống còn 60 USD/thùng, thấp hơn khoảng 20% từ mức giá hiện tại và khoảng 25% từ mức giá trung bình 80 USD/thùng của năm 2024.

Gạo Việt tăng giá trở lại

Giá gạo Việt Nam giữ mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn dù Ấn Độ quay lại thị trường.