Trước đó, ngày 14/6/2024, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc (vụ việc AD19). Tuy nhiên, đến nay, vụ việc vẫn chưa có kết quả chính thức.
Trong khi đó, ngày 21/2/2025, Bộ Công Thương đã có quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc (AD20). Vụ việc việc này được khởi xướng từ cuối tháng 7/2024 (tức sau vụ AD19 1 tháng).
Tuy nhiên, VSA cho rằng việc chưa xem xét quyết định chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ trong khi đã có quyết định tạm thời với thép cuộn cán nóng là nguyên liệu để sản xuất thép mạ đã gây bất lợi trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất mạ, làm tăng giá thành và giảm khả năng cạnh tranh cho ngành thép mạ.
Đồng thời, việc này tạo sự không đồng đều trong chính sách phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi gái trị của ngành sản xuất thép trong nước.
Do đó, VSA đề nghị Bộ Công Thương có giải pháp sớm để giải quyết vụ việc AD19 nhằm đảm bảo công bằng trong cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp.
Hiệp hội cho biết thêm kể từ khi chấm dứt biện pháp chống bán phá giá đối với thép mạ (Vụ AD02) vào tháng 5/2022, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh, chiếm 64-67% tổng lượng thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023. Cho đến nay, việc này tiếp tục ảnh hưởng đến ngành sản xuất thép trong nước.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được duyệt đặt mục tiêu sản lượng điện tăng gấp đôi vào 2030, tỷ lệ điện tái tạo chiếm 28-36%.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần đảm bảo rằng cám gạo và cám gạo chiết ly xuất khẩu sang Trung Quốc không chứa sinh vật gây hại mà phía Trung Quốc quan tâm và các thành phần biến đổi gen....
Việc giá gạo giảm mạnh đã khiến xuất khẩu tập trung nhiều vào các thị trường Châu Phi. Trong khi đó, một số doanh nghiệp chọn việc tập trung vào phân khúc cao cấp, có giá bán cao hơn.
Theo nhận định của VASEP, Brazil là thị trường chiến lược để Việt Nam mở rộng xuất khẩu thủy sản vào khu vực Nam Mỹ. Với lợi thế giá cả, hợp tác song phương lâu đời và nhu cầu nhập khẩu ổn định của Brazil, thủy sản Việt Nam có cơ hội củng cố vị thế và đa dạng hóa đầu ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu đầy biến động.