Chiều này 21/1 tại Hà Nội, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã tổ chức công bố Kết quả khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật bản đầu tư tại nước ngoài tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á, Châu Đại Dương năm 2024.
Trong số 5.007 doanh nghiệp trả lời hợp lệ có 863 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam (nhiều nhất trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ tại Châu Á, Châu Đại Dương).
Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp tại Việt Nam có lãi lần đầu tiên sau 5 năm vượt mức 60%, đạt 64,1%, tăng 9,8 điểm so với năm trước. Dù thấp hơn mức trung bình của ASEAN là 65,2% trong năm thứ tư liên tiếp, nhưng khoảng cách đã thu hẹp từ 6,3 điểm trong năm tài chính 2023 xuống còn 1,1 điểm.
Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp có lãi trong ngành chế tạo là 70,2% (tăng 8,7 điểm so với năm trước). Tỷ lệ bão lỗ là 17,4%, giảm 4,6 điểm so với các năm trước. Tỷ lệ doanh nghiệp có lãi vượt trên mức 80% trong 4 nhóm ngành gồm linh kiện máy móc vận chuyển, thiết bị y tế/chính xác, các sản phẩm nhựa và hóa chất/dược phẩm.
Tỷ lệ doanh nghiệp có lãi trong ngành phi chế tạo là 57,9%, tăng 11,2 điểm so với năm trước. Tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ là 21,2%, giảm 5,8 điểm so với năm trước. Tỷ lệ doanh nghiệp có lãi trong các ngành thương mại/bán buôn, khai khoáng/năng lượng, dịch vụ liên quan đến kinh doanh,…tăng hơn 15 điểm so với năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có lãi trong các ngành giáo dục/y tế và xây dựng tiếp tục duy trì dưới 50%.
Về triển vọng năm 2025, có 50,4% doanh nghiệp dự báo lợi nhuận kinh doanh sẽ cải thiện so với năm 2024. Theo đó, có 56,1% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong 1-2 năm tới, dù giảm 0,6 điểm % so với năm trước nhưng Việt Nam vẫn dẫn đầu các nước trong khu vực ASEAN.
Gia tăng xuất khẩu và mở rộng nhu cầu tại thị trường nội địa là những lý do để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, nhiều doanh nghiệp cân nhắc việc mở rộng chức năng bán hàng
Tuy vậy, tỷ lệ cung ứng nội địa thấp đạt 36,6%, giảm 5,3 điểm so với khảo sát năm trước đang là thách thức của các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động và có kế hoạch mở rộng tại Việt Nam.
Đáng quan ngại, tỷ lệ trả lời “chất lượng và năng lực kỹ thuật của các nhà cung ứng nội địa không đủ” cao nhất ASEAN, đạt 60,9%. Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời “không có nhà sản xuất nào có thể cung cấp nguyên liệu thô trong nước" là 55%, đứng sau Indonesia.
Về các biện pháp được thực hiện tại Việt Nam trong 5 năm qua, tỷ lệ trả lời “khai tác nhà cung ứng mới”, “tăng cường cung ứng nội địa” cao hơn mức trung bình của ASEAN và cao nhất so với các nước ASEAN.
Ngoài ra, những rủi ro hàng đầu trong môi trường đầu tư bao gồm thủ tục hành chính phức tạp như xin giấy phép (62,4%), cũng như hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và việc thực thi thiếu minh bạch (57,8%) thì mặc dù tỷ lệ trả lời tại các quốc gia khác trong khối ASEAN đã giảm, nhưng tại Việt Nam vẫn duy trì như cũ.
Trước những rủi ro này, ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội cho rằng dù Việt Nam có nhiều lợi thế trong của môi trường đầu tư như quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng nhưng tỷ lệ này vẫn giảm 8,3 điểm so với năm trước. Trong khi lợi thế tình hình chính trị, xã hội ổn định (44,1%) cũng giảm 14.6 điểm so với năm trước.
Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam nói riêng để tạo ra sự hấp dẫn hơn cho môi trường đầu tư. Như vậy, mới giữ chân được các doanh nghiệp này và mới có được thu hút được đầu tư mới.
Trên thực tế, việc dịch chuyển sản xuất từ Nhật Bản và Trung Quốc sang ASEAN đã gia tăng rõ rệt, với Việt Nam là điểm đến chủ yếu. Trong tổng số 176 trường hợp dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang ASEAN, Việt Nam chiếm hơn một nửa với 90 trường hợp.
Các lý do được đưa ra bao gồm ứng phó với việc dịch chuyển sản xuất của khách hàng, đối phó với thuế quan do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, và tránh sự mập mờ trong hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.
Về quy mô dịch chuyển sản xuất từ Nhật Bản và Trung Quốc sang Việt Nam, có khoảng 60% doanh nghiệp trả lời là dịch chuyển từ 1-50%, nhưng cũng có khoảng 10-20% doanh nghiệp trả lời đã dịch chuyển hoàn toàn 100% sản xuất.
“Khi Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài và họ cảm thấy hài lòng với môi trường đang đầu tư thì sẽ gắn liền với sự tin cậy và từ đó sẽ có những khoản đầu tư mới", Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội khẳng định.
Trong số 10 địa phương thu hút FDI nhiều nhất cả nước, chỉ hai địa phương đứng đầu là Bắc Ninh và Hải Phòng đã đạt tổng cộng 10,056 tỷ USD. Trong đó, Hải Phòng bám đuổi sát nút Bắc Ninh khi chỉ cách nhau khoảng 170 triệu USD.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Phòng Thương mại ASEAN - Thụy Sĩ cho rằng Việt Nam có thể trở thành trung tâm tài chính quốc tế, qua mở cửa phát triển tài sản số.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Phú Mỹ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 333,02 km2 và quy mô dân số là 287.055 người của thị xã Phú Mỹ.
Ông Huỳnh Anh Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2021-2026, bị Thủ tướng cảnh cáo do có vi phạm trong công tác.