Một khách hàng đi qua Cơ quan Bưu điện Hong Kong. (Ảnh: Reuters).
Hong Kong đã quyết định ngừng các dịch vụ bưu chính chính thức đối với hàng hóa gửi đến và đi từ Mỹ trong bối cảnh đặc khu hành chính này bị cuốn vào cuộc chiến thuế quan giữa Bắc Kinh và Washington.
Theo tuyên bố mà chính quyền thành phố đưa ra ngày 16/4, Bưu điện Hong Kong sẽ ngừng chấp nhận các gói hàng chuyển bằng đường biển ngay lập tức và ngừng nhận hàng chuyển bằng đường hàng không từ ngày 27/4. Các bưu phẩm khác chỉ chứa tài liệu, ví dụ như thư, sẽ không bị ảnh hưởng.
Chính quyền Hong Kong cho biết động thái trên là để phản ứng quyết định tuần trước của Mỹ, khi Tổng thống Donald Trump hủy bỏ ngoại lệ "de minimis" đối với các bưu phẩm được gửi từ đây đến Mỹ. Trước đó, ngoại lệ này áp dụng với mọi đơn hàng quốc tế có giá trị từ 800 USD trở xuống.
Động thái mới đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp và cá nhân ở Hong Kong sẽ phải trả tiền cho các hãng chuyển phát tư nhân như FedEx và DHL để gửi bưu kiện, làm tăng thêm chi phí đối với người tiêu dùng bên cạnh thuế quan.
Hồi đầu tháng này, ông Trump đã ký sắc lệnh hành pháp nâng thuế quan với hàng hóa có giá trị dưới 800 USD từ Trung Quốc (bao gồm Hong Kong), lập luận rằng các nhà bán lẻ đang lợi dụng ngoại lệ này để tránh thuế nhập khẩu và sự kiểm soát của hải quan.
Ban đầu, ông Trump tăng thuế quan với các đơn hàng nhỏ lên 30% từ ngày 2/5. Tuy nhiên, vào tuần trước, ông kéo thuế suất lên 120%.
Trong nhiều năm qua, Hong Kong đã xây dựng hình ảnh là một bến cảng thương mại tự do và cởi mở, chỉ thu thuế nhập khẩu ở mức tối thiểu và cũng không đánh thuế thương vụ.
Trước đây, Hong Kong có vị thế thương mại đặc biệt với Mỹ, cho phép hàng hóa từ thành phố này được hưởng mức thuế quan thấp hơn và có quy trình hải quan riêng biệt với Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, ông Trump hủy bỏ vị thế đặc biệt này trong nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2020, tờ CNN cho hay.
Ngân hàng trung ương này đang phải nỗ lực bình thường hoá chính sách vào thời điểm tăng trưởng GDP chậm lại, chính sách thuế quan của Mỹ tiếp tục đe doạ nền kinh tế và tiền lương thực tế của người dân sụt giảm.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
Trung Quốc và phương Tây đều đang nỗ lực đảm bảo nguồn cung các khoáng sản thiết yếu đối với nền kinh tế.
Khác với suy nghĩ của công chúng, Fed thường có nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ hơn là các chính quyền tổng thống Mỹ. Nhưng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump, Fed bị đẩy vào thế bị động, phải chờ đợi các chính sách của Nhà Trắng để cân nhắc phản ứng phù hợp.