Huỷ đấu thầu vàng vì chỉ có 1 doanh nghiệp nộp phiếu

Đây là lần thứ hai trong tuần này Ngân hàng Nhà nước ra thông báo huỷ thầu do không đủ thành viên tham gia.

 

Ngân hàng Nhà nước mới ra thông báo huỷ phiên đấu thầu vàng do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu. 

Đây là lần thứ hai cơ quan này ra thông báo huỷ thầu. Ở lần trước đó, nguyên nhân cũng là do không đủ thành viên tham gia.  Ông Huỳnh Trung Khánh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam (VGTA), cho rằng NHNN gửi thông báo cho các doanh nghiệp quá trễ, do đó họ không chuẩn bị kịp cho phiên đấu thầu này.

“17h ngày 19/4 hết hạn đăng ký, chuyển cọc nhưng 16h NHNN mới gửi thông báo. Do đó, doanh nghiệp không kịp thời gian để chuyển tiền chứ không phải họ không quan tâm”, ông Khánh nói. 

Ở phiên đấu thầu vàng lần này, Ngân hàng Nhà nước chưa đưa ra nguyên nhân tại sao sự quan tâm của doanh nghiệp không lớn khi chỉ có duy nhất 1 đơn vị nộp phiếu. 

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất một phiên đấu thầu được tổ chức thành công với khối lượng vàng được bán ra là 3.400 lượng, tương đương chỉ 20% số lượng vàng được đem ra đấu thầu. 

Nhiều chuyên gia cho rằng mức giá sàn cao chính là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp tham gia đấu thầu tỏ ra lưỡng lự vẫn đến tình trạng vàng miếng “ế” khách.  

“Mức giá khởi điểm ở phiên đấu thầu hôm 23/4 vẫn còn sát với giá thị trường chưa tạo ra được sự hấp dẫn với các thành phần tham gia. Họ trong trạng thái chờ đợi và nghe ngóng thay vì đưa ra một quyết định dứt khoát”, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ với chúng tôi. Theo ông, mức giá khởi điểm nên hạ xuống khoảng 80 triệu đồng/lượng.

Bên cạnh đó, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng chỉ ra một điểm làm giảm khả năng tham gia của các bên vào đấu thầu vàng là do lượng mua tối thiểu vẫn còn cao. Với khối lượng như vậy, khi các doanh nghiệp, ngân hàng tham gia nếu trúng thầu mà giá giảm xuống thì sẽ chịu rủi ro thu lỗ lớn.

Trong phiên đấu thầu sáng nay, mức giá tham chiếu cao hơn nhiều so với giá của phiên hôm qua. 

Cụ thể, giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 82,3 triệu đồng/lượng, cao hơn so với 80,7 triệu đồng/lượng của lần đấu thầu trước đó. 

Giá sàn có thể được thay đổi trong phiên đấu thầu. Đồng thời mức giá tham chiếu này cao hơn so với giá mà các công ty kinh doanh vàng mua từ người dân khoảng 1 đồng/lượng và thấp hơn giá bán ra là 1,2 triệu đồng/lượng. 

Ở phiên đấu thầu hôm thứ Ba (23/4), mức giá sàn nâng lên 81,3 triệu đồng/lượng, tức cao hơn 600.000 đồng/lượng so với giá tham chiếu và Ngân hàng Nhà nước mới chỉ bán được 20% số vàng được mang ra đấu thầu (tương đương 3.400 lượng).

Giá vàng  SJC trong sáng nay có xu hướng giảm. Tại thời điểm 10h45, giá vàng SJC chiều bán ra giảm 300.000 đồng/lượng và chiều mua vào giảm 500.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, xuống lần lượt 83,7 - 81,5 triệu đồng/lượng. 

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Trung Quốc đau đầu vì nạn ‘vàng giả’

Theo trang CNBC, vàng mới trải qua một đợt tăng giá mạnh, nhưng cùng với đó là sự gia tăng các vụ lừa đảo tại Trung Quốc.

Thanh long tăng giá gấp rưỡi

Mỗi kg thanh long loại 1 tại vườn được thương lái thu mua 45.000 đồng một kg, tăng 40-50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đơn hàng xuất khẩu đã có lại nhưng chủ yếu ngắn hạn

Đầu năm đến nay, doanh nghiệp TP HCM đã có đơn hàng trở lại nhưng chủ yếu ngắn hạn theo quý, lợi nhuận thu hẹp.

So sánh giá vàng 4/5: Vàng SJC tăng tới 700.000 đồng/lượng phiên trưa cuối tuần

Tại thời điểm 12h00, giá vàng miếng SJC hôm nay ngày 4/5 tiếp tục tăng mạnh đến 700.000 đồng/lượng so với trưa hôm qua. Trong khi đó, giá vàng nữ trang loại 24K và 18K đứng yên tại phiên giao dịch cuối tuần.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO