Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố báo cáo cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2025 dự kiến chỉ tăng 700.000 thùng mỗi ngày, theo Fianacial Times. Đây là mức tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 2009, nếu bỏ qua giai đoạn đại dịch Covid-19.
Theo IEA, mức dự báo mới đã được điều chỉnh giảm từ con số 720.000 thùng/ngày đưa ra trước đó, sau khi nhu cầu thực tế trong quý II thấp hơn kỳ vọng, đặc biệt tại các thị trường mới nổi.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, bên cạnh yếu tố thời tiết, tình hình kinh tế toàn cầu bất ổn, chủ yếu do các chính sách thuế mới từ Mỹ, đang bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
“Dù có thể còn quá sớm để khẳng định chính sách thuế là nguyên nhân chính, nhưng thực tế là những quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt áp thuế gần đây đang ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất về nhu cầu dầu,” báo cáo của IEA viết.
Các quốc gia chịu ảnh hưởng bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mexico, với mức giảm lần lượt 160.000, 80.000, 70.000 và 40.000 thùng/ngày so với cùng kỳ. Nhu cầu dầu tại Mỹ cũng giảm 60.000 thùng/ngày. Ngược lại, châu Âu và các thị trường mới nổi ngoài châu Á cho thấy sự ổn định hơn trong nhu cầu tiêu thụ.
Dự báo của IEA đang đối lập hoàn toàn với Opec+, vốn vẫn giữ nguyên nhận định rằng nhu cầu dầu toàn cầu năm nay sẽ tăng mạnh ở mức 1,3 triệu thùng/ngày. Bất đồng giữa hai tổ chức này ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.
Từ tháng 4, Opec+ đã bắt đầu nới lỏng các đợt cắt giảm sản lượng được duy trì nhiều năm qua nhằm hỗ trợ giá dầu. Tổ chức này tin rằng nhu cầu đang phục hồi đủ mạnh để hấp thụ lượng cung tăng thêm.
Theo IEA, tổng sản lượng dầu toàn cầu trong tháng 6 vừa qua cao hơn 2,9 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ tính riêng các nước Opec+ đã đóng góp 1,9 triệu thùng/ngày.
Với xu hướng nới lỏng sản lượng tiếp tục, IEA dự báo nguồn cung dầu toàn cầu năm nay sẽ đạt 105,1 triệu thùng/ngày, trong khi nhu cầu chỉ ở mức 103,7 triệu, dẫn đến tình trạng dư thừa 1,4 triệu thùng/ngày. Nhiều nhà phân tích thị trường cho rằng điều này sẽ khiến giá dầu chịu áp lực giảm trong những tháng tới.
Một số dự báo thậm chí cho rằng giá dầu Brent có thể giảm xuống dưới 60 USD/thùng trong quý IV nếu không có điều chỉnh đáng kể về cung cầu.
Một số chuyên gia dự báo giá heo hơi có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong sáng mai do thị trường đang trên đà giảm nhanh.
Dịch đang có chiều hướng gia tăng, lan rộng ở 20 tỉnh thành, trong đó có Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Tháp.
Giá lúa gạo hôm nay (16/7) biến động nhẹ, tăng giảm trái chiều 50 – 100 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu và cám. Tại Thái Lan, Bộ Thương mại nước này đang nỗ lực thúc đẩy giá và xuất khẩu gạo, đồng thời triển khai thêm các biện pháp hỗ trợ nông dân.
Giá sầu riêng hôm nay (16/7) tương đối ổn định tại hầu hết các khu vực thu mua chính trên cả nước, với loại mua xô có mức giá thấp, dao động quanh 20.000 đồng/kg.