Luật đang xem trọng tiền kiểm thay vì hậu kiểm
Trong thời gian gần đây, hàng giả - hàng nhái không chỉ len lỏi ở các sàn TMĐT hay chợ truyền thống mà còn chễm chệ ở những nơi tưởng như vô cùng uy tín như bệnh viện hay hệ thống nhà thuốc lớn top đầu Việt Nam.
Nguyên nhân chính đến từ sự tham lam bất chính của người bán và công tác quản lý chưa đủ chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Nếu thay đổi luật hiện hành – xem trọng tiền kiểm thay vì hậu kiểm, cộng thêm chế tài thật nặng với những cá nhân/DN vi phạm, nhiều khả năng sẽ giảm lượng hàng giả - hàng nhái trên thị trường.
“Với Nghị quyết 68, các ngành hàng, ví dụ như thực phẩm hay dược phẩm đang trông chờ rất nhiều về việc Nhà nước có thể chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Với luật An toàn thực phẩm, các thực phẩm muốn được lưu hành trên thị trường cần đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và có Công bố hợp quy. Doanh nghiệp phải mang mẫu sản phẩm tới Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế để xin xác nhận công bố.
Tất nhiên, cá nhân hay doanh nghiệp ai cũng mang mẫu tốt tới để đăng ký, nhưng ai biết sau này họ làm ăn ra sao. Hay nói cách khác, sau khi Nhà nước xác nhận công bố thì không ai đến kiểm tra hàng hóa của DN sau này (hậu kiểm), tức DN có làm sai cũng không ai biết.
Trên thực tế, thức ăn từ những bếp ăn tập thể hay quán hàng ở trên đường phố, khả năng không an toàn thực phẩm cao hơn thức ăn đã đóng gói bao bì hay thực phẩm sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp mới là nơi thường xuyên bị kiểm tra, vì ‘nắm người có tóc’ dễ hơn.”, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI chia sẻ trong một sự kiện gần đây.
Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI (Ảnh: BSA)
Cải cách ở vấn đề này, theo ông, các DN mong Nhà nước cần chú trọng hậu kiểm thay vì tiền kiểm. Nhà nước có thể để các công ty tự công bố sản phẩm thay vì tiền kiểm, rồi sau đó tăng cường hậu kiểm để xem những công bố chỉ tiêu chất lượng/dinh dưỡng/vệ sinh an toàn thực phẩm trên bao bì có đúng với thực tế hay không. Sau khi hậu kiểm, nếu DN làm sai thì cần có chế tài phạt nặng để răn đe về sau.
“Với tiền kiểm, các Cơ quan chức năng chỉ cần ngồi một chỗ đợi DN mang mẫu sản phẩm đến để kiểm nghiệm, còn với hậu kiểm thì sẽ vất vả hơn nhưng làm vậy mới đúng”, ông Đậu Anh Tuấn chia sẻ thêm.
Không chỉ ông Đậu Anh Tuấn mà nhiều Đoàn Hội nghề nghiệp trên khắp Việt Nam như Hiệp hội Thực phẩm minh bạch đều ủng hộ việc hậu kiểm. Hiệp hội này nhấn mạnh, Dự thảo sửa đổi Nghị định 15 nên tập trung vào vấn đề hậu kiểm trong thực tế thay vì chỉ hậu kiểm trên giấy tờ.
Hiện nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh chấu Âu (EU) đều tập trung vào hậu kiểm. Doanh nghiệp phải tự tuân thủ và tiền kiểm chỉ áp dụng với đăng ký giấy phép sản xuất, sản phẩm đặc thù (Trung Quốc), chứ không cần công bố hợp quy toàn bộ sản phẩm như Việt Nam.
DN phân phối có thể quản lý đối tác của mình chặt chẽ hơn với yêu cầu Giấy chứng nhận kiểm định
Trong khi chờ các Bộ ban ngành và Chính phủ bàn thảo về việc sửa đổi luật như thế nào và ra được kết quả cuối cùng, các nhà phân phối dược phẩm lẫn thực phẩm có thể học theo Long Châu để chủ động ngăn chặn hàng giả - hàng nhái trà trộn vào các cửa hàng của mình.
Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch FPT Retail (Ảnh: FPT Retail)
“Trong thời gian gần đây, Bộ Công an và Cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều DN làm hàng nhái – hàng giả trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm và cả sữa. Công an đã truy ra nhiều công ty làm ăn gian dối, ví dụ thành phần A có 10 mà chỉ nói 7. Những sản phẩm này lưu hành trên thị trường một thời gian sẽ làm người tiêu dùng mất niềm tin.
Long Châu hoan nghênh những hành động làm sạch thị trường dược phẩm - thực phẩm. Những bác sỹ - dược sỹ kê thuốc hoặc tư vấn thực phẩm chức năng giả hoặc kém chất lượng là những người thiếu đạo đức. Việc Công an ra tay xử lý những tổ chức làm hàng giả - hàng nhái – hàng kém chất lượng sẽ giúp thị trường minh bạch và có sự cạnh tranh công bằng hơn”, Chủ tịch FPT Retail, Nguyễn Bạch Điệp bày tỏ trong ĐHĐCĐ 2025.
Để tránh tình trạng ‘mất bò mới lo làm chuồng’, ngoài việc yêu cầu các đối tác phải tuân thủ những quy định theo pháp luật hiện hành, Long Châu còn yêu cầu thêm những giấy tờ kiểm định để có thể kiểm soát chặt chẽ đầu vào hơn.
Theo Chủ tịch FPT Retail, để một loại dược phẩm được lưu hành trên thị trường Việt Nam cần tuân thủ quy trình như sau: dược phẩm đó sẽ phải trải qua những bước kiểm tra khắt khe thì Bộ Y tế mới cấp phép, sau đó DN được đăng ký kinh doanh sản phẩm. Tức là, phải sau khi có Số đăng ký cùng tem được Cục Quản lý Dược phẩm cấp, một dược phẩm mới được lưu hành trên thị trường.
Và đương nhiên, 100% thuốc của các nhà sản xuất chính hãng khi vào hệ thống Long Châu bắt buộc có Số đăng ký và tem từ Cục Quản lý Dược phẩm, tuân thủ pháp luật 100%.
Long Châu đã gắn link vào phần giới thiệu sản phẩm sữa để người dùng tiện kiểm traGiấy xác nhận công bố từ Bộ Y tế. (Ảnh chụp màn hình)
Sau khi nhấn vào chữ Tra cứu hoặc Xem giấy công bố sản phẩm ở ảnh trên, sẽ được dẫn trực tiếp đến Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm mà Long Châu đã tích hợp lên website. (Ảnh chụp màn hình)
Với thực phẩm chức năng như Glucosamin hay viên dầu cá bổ sung các loại vitamin lại theo một quy trình khác.
Bộ Y tế đã học hỏi từ thế giới, yêu cầu nhà sản xuất cũng như nhà nhập khẩu tự khai báo thành phần của sản phẩm và sau đó làm Giấy xác nhận công bố từ Bộ Y tế. DN phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng và tính minh bạch của sản phẩm. Sau khi sản phẩm được thương mại hóa, Cơ quan chức năng sẽ tiến hành hậu kiểm và nếu có sai phạm sẽ xử phạt theo luật.
Tất cả các thực phẩm chức năng/sữa vào hệ thống của Long Châu đều có Giấy xác nhận công bố từ Bộ Y tế.
“Tuy nhiên, để chắc ăn hơn, Long Châu đã triển khai thêm nhiều hành động khác để tự mình kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng đầu vào. Chúng tôi đã yêu cầu tất cả các nhà cung cấp, dù là nhập khẩu hay sản xuất trong nước, của hiện tại hay tương lai; sản phẩm của đối tác phải có thêm Giấy chứng nhận kiểm định của Viện Kiểm định Quốc gia, mới được đưa vào hệ thống của Long Châu.
Động thái này nhằm kiểm định lại chất lượng cũng như xác định lại đầy đủ thành phần trong thuốc hoặc thực phẩm chức năng của đối tác, xem từng sản phẩm có đúng như công bố với Cơ quan chức năng trước đó và trùng khớp như thông tin ghi trên bao bì hay không.
Ngoài ra, chúng tôi cũng chủ động mời các Cơ quan chức năng có thể tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên ở nhà thuốc, nhà kho của chúng tôi và cả nhà máy của đối tác bất kỳ lúc nào. Sau khi kiểm tra, sản phẩm nào không đáp ứng được thì ra khỏi kệ hàng của Long Châu.
Theo luật thì 2 điều trên Long Châu không cần thiết phải làm, nhưng chúng tôi muốn tự làm thêm cho an tâm, cũng như không phụ lòng tin của khách hàng. Khách hàng đã tin Long Châu nên mới dùng sản phẩm mà chúng tôi phân phối, nếu sản phẩm có vấn đề thì quá tệ.
Cuối cùng, Long Châu còn tiến hành triển khai công bố Số đăng ký, Giấy xác nhận công bố được đối tác cung cấp lên website và app. Theo đó, bất kỳ ai – khách hàng hoặc Cơ quan chức năng đều có thể vào hai nền tảng này để kiểm tra trực tuyến”, bà Nguyễn Bạch Điệp nêu cụ thể.
Các đường link được Long Châu gắn ở website và trong phần giới thiệu mỗi sản phẩm thuốc để người dùng tiện kiểm tra. (Ảnh chụp màn hình)
Về dược phẩm: khi vào website/app của Long Châu, ở mỗi sản phẩm thuốc sẽ gắn đường link hướng dẫn tra cứu Số đăng ký của sản phẩm trên website của Bộ Y tế - Cục Quản lý dược hoặc nếu chúng ta click vào chữ Kiểm tra ngay phía trên cùng bên tay trái của website thì sẽ được dẫn trực tiếp vào website của Bộ Y tế - Cục Quản lý dược.
Về thực phẩm chức năng/sữa: khi chúng ta click vào chữ Tra cứu hoặc Xem giấy công bố sản phẩm ở phần giới thiệu các sản phẩm thì sẽ thấy được Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm từ Bộ Y tế - Cụ An toàn Thực phẩm.
Mặt khác, chưa thấy Long Châu công bố Giấy chứng nhận kiểm định của Viện Kiểm định Quốc gia các sản phẩm của mình bán trên website hay app.
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Ngày 21/5, tại khu phức hợp Selavia, CTCP Toàn Hải Vân (TTC Phú Quốc - thành viên Tập đoàn TTC) và Tập đoàn Ascott, đơn vị quản lý lưu trú hàng đầu thế giới, đã chính thức ký kết hợp đồng tư vấn kỹ thuật và quản lý vận hành căn hộ khách sạn mang thương hiệu Citadines Selavia Phu Quoc.
Theo chuyên gia, việc mở rộng địa giới đơn vị hành chính giúp các tỉnh có thể quy hoạch thêm nhiều khu công nghiệp mới với diện tích lớn hơn, cung cấp thêm lựa chọn cho doanh nghiệp.
Vịt 34 hiện sở hữu 15 cơ sở ở Hà Nội và TP HCM, phục vụ hơn 50 món ăn từ vịt. Thời gian gần đây, nhà hàng còn cho ra mắt món vịt sấy dẻo nhưng hiện đã dừng bán.
Một số ý kiến trên mạng xã hội cho rằng The Coffee House đã “bịt ổ điện” để hạn chế khách ngồi lâu. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế tại nhiều cửa hàng cho thấy chưa có dấu hiệu thay đổi chính sách rõ ràng từ chuỗi cà phê này.