Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) gần đây có văn bản gửi lãnh đạo Chính phủ về đề nghị bổ sung quy hoạch các dự án năng lượng tái tạo và nhà máy nhiệt điện vào trong Kế hoạch thực hiện và Quy hoạch điện VIII điều chỉnh.
Đơn vị này khẳng định cam kết thực dự án trong giai đoạn 2025-2030 là 25.500 MW (tổng mức đầu tư khoảng 25-30 tỷ USD) điện năng lượng tái tạo và điện khí hóa lỏng (LNG). Phần còn lại 27.000 MW sẽ đầu tư trong giai đoạn 2031-2035.
Việc Vingroup nhảy vào mảng năng lượng tái tạo gây bất ngờ cho giới đầu tư và cũng tạo ra sự cạnh tranh mới cho các doanh nghiệp khác trong ngành, nổi bật như REE Corp (Mã: REE).
Trong phiên họp cổ đông mới diễn ra, lãnh đạo REE Corp đã có những đánh giá ban đầu liên quan đến chất vấn của cổ đông về tác động của việc Vingroup đầu tư vào ngành năng lượng đến doanh nghiệp.
Tổng giám đốc Nguyễn Thị Mai Thanh nói rằng mọi nhà đầu tư đều có cơ hội đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo, nhất là từ khi có cơ chế đấu thầu cũng như chờ đợi quy hoạch VIII được phê duyệt.
Lãnh đạo REE Corp tiết lộ trước đó đã có hàng trăm nhà đầu tư "xếp hàng" xin giấy phép đầu tư vào năng lượng tái tạo, nên Vingroup hoàn toàn có thể tham gia và chắc cũng đang xếp hàng.
"Nghị định 15 sẽ đấu chọn nhà đầu tư. Nhà đầu tư tìm kiếm dự án theo quy hoạch mỗi tỉnh, làm hồ sơ và đánh giá khả năng giải tỏa công suất, rồi mới đăng ký với tỉnh. Tỉnh tập hợp đánh giá lên Bộ Công Thương rồi mới trình lên Chính Phủ, sau đó Chính Phủ sẽ đánh giá lần nữa để đưa vào quy hoạch", bà nói về quy trình.
Người đứng đầu REE Corp nhận định Vingroup có thể thấy xu hướng cần thêm nguồn điện nên họ đăng ký. "Chúng tôi thấy bình thường", bà Thanh đồng thời cho biết sẽ theo dõi rất sát các nhà đầu tư và cố gắng thắng thầu.
REE Corp hiện là một trong những ông lớn trong ngành năng lượng với tổng công suất hơn 1.000 MW. Công ty có kế hoạch nâng lên 3.000 MW cuối năm 2030 và lên 5.000 MW đến 2035.
Nguồn vốn đầu tư thêm 2.000 MW đến 2030 được lãnh đạo doanh nghiệp tính toán khoảng 3,2 tỷ USD, trong đó vốn đối ứng khoảng 1 tỷ USD. Doanh nghiệp cân nhắc không chia cổ tức mà dùng lợi nhuận để tái đầu tư.
Đối với kế hoạch đến 2035 có thể nhân 5 lần công suất hiện tại lên khoảng 5.000 MW, CEO Mai Thanh cho rằng đây là kế hoạch khiêm tốn, là các con số tối thiểu.
Để đủ điện cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tại dự thảo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, Bộ Công Thương đề xuất tổng công suất đặt nguồn điện cả nước đến năm 2030 (không tính nguồn đồng phát, rủi ro) đạt 211.805 MW, tăng hơn 56.000 MW so với Quy hoạch điện VIII đã phê duyệt cách đây gần 2 năm.
Theo Bộ Công Thương, tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2026-2030 khoảng 136-172 tỷ USD, trong đó nguồn điện 118-148 tỷ USD, lưới truyền tải 18-24 tỷ USD. Để đáp ứng nhu cầu vốn lớn, nhà điều hành cũng đặt mục tiêu thu hút nguồn lực trong và ngoài nước, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào năng lượng.
Về Vingroup, tập đoàn này đề xuất thực hiện các dự án năng lượng tái tạo với tổng quy mô công suất 47.500 MW giai đoạn 2025-2035. Riêng giai đoạn 2025-2030 là 20.500 MW, tổng mức đầu tư đợt này khoảng 20-25 tỷ USD.
Với nhà máy nhiệt điện LNG, tập đoàn đề nghị bổ sung dự án nhà máy LNG tại Hải Phòng vào Quy hoạch VIII điều chỉnh để bù đắp công suất cho một số dự án nhà máy nhiệt điện lớn chậm triển khai. LNG Hải Phòng có công suất 5.000 MW, thời gian thực hiện 2025-2030, tổng mức đầu tư khoảng 5,5 tỷ USD.
Sau khi thôi làm Chủ tịch, ông Nguyễn Quốc Kỳ - nhà sáng lập Vietravel Airlines - vẫn tham gia ban cố vấn cho HĐQT hãng này cùng Chủ tịch T&T Đỗ Quang Hiển.
Keppel Land dự kiến thu về 2.612 tỷ đồng (khoảng 102 triệu USD) sau khi thoái toàn bộ 42% cổ phần tại Công ty Nam Rạch Chiếc, chủ dự án Palm City tại TP HCM.
Hòa Phát khẳng định đủ năng lực nghiên cứu sản xuất thép đường ray, thép làm trục bánh xe tàu hỏa, tàu cao tốc theo đặt hàng của Thủ tướng Chính phủ.
Đó là một trong các thông tin được Tổng giám đốc Đường Quảng Ngãi (Mã: QNS) Võ Thành Đàng chia sẻ trong phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025.