Lưu trữ khí đốt của EU cao kỷ lục làm tăng hy vọng giảm sự phụ thuộc của Nga

Theo Financial Times, EU đang dự trữ lượng khí đốt tự nhiên ở mức kỷ lục sau một mùa đông ôn hòa hơn dự đoán, củng cố hy vọng rằng khối này có thể từ bỏ việc nhập khẩu khí đốt từ Nga.

Theo số liệu của Cơ quan Công nghiệp Cơ sở Hạ tầng Khí đốt Châu Âu, tổng dung lượng lưu trữ của khối này đạt 55,7% công suất - mức cao nhất vào đầu tháng 4 kể từ ít nhất năm 2011. 

 Lượng khí đốt dự trữ đầu tháng 4 cao kỷ lục (so sánh trong cùng thời điểm) kể từ ít nhất năm 2011 (Nguồn: Financial Times)

Mức này cao hơn khoảng 20 điểm phần trăm so với trung bình 5 năm trước. Cao uỷ Năng lượng EU Kadri Simson cho biết các kho dự trữ khí đốt của EU đã được lấp đầy hơn một nửa, đồng thời nhấn mạnh việc sẽ có nhiều dư địa để cắt giảm nhập khẩu khí đốt hoá lỏng (LNG) của Nga trong tương lai. 

“Bằng cách tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo và đa dạng hoá hơn nữa các nguồn cung, việc loại bỏ hoàn toàn LNG của Nga là điều khả thi đối với một số quốc gia thành viên”, ông nói. 

Diễn biến này tương phản với cùng kỳ năm ngoái khi Nga hạn chế nguồn cung khí đốt do căng thẳng với Ukraine bùng nổi, buộc EU tăng nhập khẩu và vội vã tích trữ cho mùa đông. 

Nhập khẩu khí LNG của EU từ Nga đạt 22,1 tỷ mét khối vào năm ngoái, tăng 39% so với năm 2021 và chiếm 16% tổng nhập khẩu bằng đường biến của năm, theo dữ liệu từ Refinitiv. Sự gia tăng nhập khẩu từ Nga giúp củng cố kho dự trữ của EU. Natasha Fielding, người đứng đầu bộ phân định giá khí đốt Châu Âu tại Argus Media, một công ty chuyên cung cấp dịch vụ dữ liệu trong các ngành, cho biết: “Có vẻ như Châu Âu sẽ có quá nhiều khí đốt vào mùa hè này”.

Uỷ ban Châu Âu đặt mục tiêu đạt mức dự trữ khí đốt khoảng 90% công suất vào đầu tháng 11 nhưng Fielding cho biết họ có thể đạt mục tiêu đó vào tháng 7 hoặc tháng 8. 

Trái ngược với dầu mỏ và các sản phẩm tinh chế, khí đốt của Nga không bị áp lệnh trừng phạt. Nga là nhà cung cấp 40% khí đốt cho EU trước khi căng thẳng địa chính trị xảy ra. Do đó, việc xuất khẩu lượng khí LNG cao kỷ lục sang EU đã giúp Nga thu về hàng tỷ USD.

Simson đã kêu gọi các công công ty EU ngừng mua LNG của Nga. Các bộ trưởng năng lượng của khối đã đồng ý điều này vào tháng 3 và cho phép các quốc gia thành viên tạm thời hạn chế nhập khẩu khí đốt của Nga và Belarus. 

Tuy nhiên, bất kỳ động thái nào nhằm hạn chế hoặc cấm LNG của Nga có thể cẩn trở nỗ lực lấp đầy kho dự trữ trong mùa đông tới. Các nguồn cung cấp LNG mới trên thế giới cho thấy rất ít triển vọng trong vòng ít nhất 2 năm tới, và phải chờ cho đến khi một số dự án lớn đi vào hoạt động.

Một số nhà ngoại giao cấp cao của EU nói thêm khả năng áp mức giá trần đối với LNG của Nga - biện pháp đã áp dụng với mặt hàng dầu mỏ - cũng không bị loại trừ nhưng chưa được thảo luận một cách chính thống. 

Các nhà phân tích cũng nhấn mạnh tác động của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đối với nhu cầu khí LNG. Họ nói thêm rằng mức độ phục hồi của đất nước này sau khi dỡ bỏ các lệnh hạn chế của COVID-19 vẫn chưa rõ ràng. 

Bà Anne-Sophie Corbeau, học giả nghiên cứu toàn cầu tại Trường Quan hệ Công chúng và Quốc tế của Đại học Columbia, cho rằng các nhà hoạch định chính sách Châu Âu đang quá tự tin trong nỗ lực kiềm chế sức ảnh hưởng của khí LNG từ Nga. 

Giá khí đốt cho thấy niềm tin của các thương rằng rằng Châu Âu vẫn phải đối mặt với những thách thức trong việc đảm bảo nguồn cung, mặc dù giá giao ngay đã giảm mạnh so với mức kỷ lục thiết lập hồi tháng 8 năm ngoái. 

Bà Corbeau cho biết: “Việc ngừng nhập khí LNG của Nga có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau cho thị trường khí đốt toàn cầu, bao gồm cả sự trả đũa từ chính quyền ông Putin”.

Bà ước tính nếu dòng chảy khí đốt vẫn duy trì như hiện tại, EU sẽ nhập khẩu khoảng 40 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên từ Nga trong năm nay. 

“Ai đó giải thích giúp tôi làm thế làm EU có thể bù đắp nguồn cung thiếu hụt nếu từ bỏ khí đốt của Nga?”, bà nói. 

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Nam Phi khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế và chống bán phá giá với lốp xe ô tô, xe buýt

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), nguyên đơn là Hiệp hội Sản xuất lốp xe Nam Phi; ngày khởi xướng điều tra 20/9/2024; biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam là 84%.

Giá xăng dầu hôm nay 28/9: Xác lập một tuần giảm mạnh vì lo ngại nguồn cung

Giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch ngày 27/9 nhưng giảm trong tuần do các nhà đầu tư cân nhắc kỳ vọng về nguồn cung toàn cầu cao hơn, bất chấp các biện pháp kích thích kinh tế mới từ nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu Trung Quốc.

Giá vàng hôm nay 28/9: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát 83,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tiếp tục lập kỷ lục mới bất chấp giá vàng thế giới giảm trong phiên giao dịch ngày 27/9 vì áp lực chốt lời sau khi liên tiếp lập đỉnh mới. Kim loại quý cũng đang trong đà ghi nhận quý thể hiện tốt nhất trong hơn 8 năm nhờ việc Mỹ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.

Giá tiêu hôm nay 28/9: Tiếp tục giảm, thấp nhất là 146.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay ngày 28/9 tiếp tục giảm 1.000 – 3.000 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm do nhu cầu chậm lại từ các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc… Tuy nhiên, điều tích cực là nhu cầu tiêu trắng của Trung Quốc đang cải thiện.