Theo Nexstar, có thể nhân viên Starbucks sẽ lại viết tay tên khách hàng lên cốc.
Trước đại dịch, việc viết tên khách hàng hoặc các yêu cầu đặc biệt lên cốc bằng bút là một phần quen thuộc trong trải nghiệm tại Starbucks. Sau đó, thói quen này dần được thay thế bằng các nhãn in sẵn có tên và thông tin chi tiết.
Giờ đây, tân CEO Starbucks, ông Brian Niccol, muốn khôi phục truyền thống này để kéo khách hàng quay lại quán. Ông cũng cho biết Starbucks sẽ mua hàng trăm nghìn bút Sharpie để cung cấp cho nhân viên.
Trong cuộc họp công bố kết quả kinh doanh gần đây, ông Niccol chia sẻ về kế hoạch này khi trả lời câu hỏi về cách cải thiện trải nghiệm tại quán. Ông cho rằng Sharpie là một trong những “điểm nhấn” giúp thu hút thêm khách hàng đến quầy.
“Một điều khác chúng tôi sẽ làm là mang bút Sharpie trở lại cho các barista, để họ có cơ hội tạo dấu ấn cá nhân trong từng trải nghiệm cà phê”, ông Niccol nói.
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, ông ước tính Starbucks sẽ cần mua khoảng 200.000 bút Sharpie. Ông cũng gợi ý rằng nhân viên có thể viết “những lời nhắn nhỏ” trên cốc thay vì chỉ viết tên khách hàng.
“Có thể sẽ không phải là tên của mọi người… nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ quay lại việc viết tay lên cốc trong thời gian không xa”, ông Niccol chia sẻ.
Đại diện Starbucks chưa xác nhận liệu bút Sharpie sẽ được dùng cùng nhãn in hay thay thế hoàn toàn. Tuy nhiên, trong buổi báo cáo, ông Niccol đưa ra ý tưởng về Sharpie sau khi nói về kế hoạch “tách biệt” trải nghiệm tại quán với trải nghiệm đặt hàng qua ứng dụng, cho thấy có thể Sharpie sẽ chỉ dành cho khách tại quán.
Người phát ngôn của Starbucks cũng chưa thể cho biết khi nào bút Sharpie sẽ chính thức được sử dụng lại.
Dù vậy, công ty mẹ của Sharpie, Newell Brands, rất hào hứng với tin tức này.
“Chúng tôi rất vui khi biết Starbucks sẽ đưa việc viết tay lên cốc trở lại, và rất vinh dự khi họ chọn Sharpie để tạo ra những khoảnh khắc đặc biệt, mang tính cá nhân cho khách hàng”, Kris Malkoski, CEO của một phân khúc Newell Brands, chia sẻ trong một thông báo gửi Nexstar.
“Tại Sharpie, chúng tôi cam kết giúp mọi người phát huy sự sáng tạo của mình và mong muốn hợp tác với Starbucks để mang lại sự gần gũi hơn trong trải nghiệm của khách hàng”, bà nói.
Bên cạnh việc viết tay lên cốc, kế hoạch của ông Niccol để làm mới thương hiệu Starbucks còn bao gồm không gian “thân tình” và “cởi mở” hơn, sử dụng cốc sứ cho khách tại quán, phục vụ nhanh hơn và tăng sự linh hoạt trong tùy chỉnh đồ uống.
“Tôi nghĩ có những điều đơn giản nhưng lại tạo cảm giác rằng: “Đây là một không gian của cộng đồng, một nơi đặc biệt để mọi người kết nối”, ông Niccol nói. “Và tôi nghĩ chúng tôi có thể thực hiện điều đó một cách rất ý nghĩa”.
Cộng đồng Starbucks đã phản hồi về ý tưởng dùng Sharpie trên mạng xã hội, với nhiều người dự đoán việc vận hành có thể thay đổi thế nào. Một số người tự nhận là nhân viên cho biết cửa hàng của họ vẫn đang dùng bút viết tay, nhưng không thực sự hào hứng với điều này.
“Mỗi ngày tôi đều dùng bút ở cửa hàng nhượng quyền của mình”, một nhân viên Starbucks tự nhận chia sẻ. “Việc giải mã chữ viết tay của đồng nghiệp luôn là một niềm vui bất tận”.
Temu thay đổi chính sách với thị trường Việt Nam, chỉ cho phép khách chốt mỗi đơn hàng từ 900.000 đến một triệu đồng.
Becamex IDC dự kiến chào bán 300 triệu cổ phiếu ra công chúng với giá không thấp hơn 50.000 đồng/cp.
Việc thí điểm mở rộng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm dự án nhà thương mại qua thỏa thuận có thể khiến cơn sốt giá lây lan, theo một số đại biểu Quốc hội.
UBND TP HCM đã ủy quyền Sở Xây dựng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ chuyển nhượng dự án bất động sản, cấp phép sàn giao dịch địa ốc.