"Môi trường kinh doanh phải thật sự thông thoáng, minh bạch và hiệu quả, có những chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ ban đầu về thị trường, công nghệ hay vốn", đây là những mong muốn mà các doanh nghiệp đưa ra tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) với chủ đề “Các giải pháp chiến lược & thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao & bền vững trong bối cảnh mới”, diễn ra chiều 8/7.
Vậy doanh nghiệp còn khó khăn gì và cần gì để tăng trưởng nhanh, bền vững đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng GDP hai con số?
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). (Ảnh: Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương).
Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), cũng chỉ ra rằng muốn tăng trưởng hai con số không thể chỉ tăng trưởng theo chiều rộng.
Ông cho biết, quy mô xuất khẩu của ngành dệt may của Việt Nam đã đạt hơn 45 tỷ USD, nếu kỳ vọng tăng trưởng 10% mỗi năm đến 2030, con số xuất khẩu cần đạt khoảng 80 tỷ USD. Đây là điều này là bất khả thi nếu chỉ phát triển theo chiều rộng trong khi tổng cầu thế giới vẫn chưa phục hồi sau đại dịch.
Trong 5 tháng đầu năm 2025, ngành dệt may đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 17,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2024, tương ứng với mức tăng tuyệt đối 1,6 tỷ USD.
Trong 5 tháng đầu năm, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 6,97 tỷ USD ( tăng 17%). Các thị trường khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng: EU đạt 1,86 tỷ USD (tăng 15%); Nhật Bản đạt 1,83 tỷ USD (tăng 11%); ASEAN đạt 1,33 tỷ USD (tăng 7%); Canada đạt 464 triệu USD (tăng 1,5%)…
Tuy nhiên, tình hình phía trước còn nhiều bất định khi thị trường lớn nhất là Mỹđang có nhiều thay đổi về chính sách thuế quan.
Vì vậy, muốn tăng trưởng nhanh, bền vững thì cần phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất lao động. Trong khi theo phản ánh của doanh nghiệp, các thủ tục xin cấp phép hiện nay khá phức tạp, đòi hỏi phải qua nhiều cấp, nhiều cơ quan, ban ngành, làm kéo dài thời gian và ảnh hưởng đến tốc độ triển khai dự án và khả năng cạnh tranh.
Ngoài ra, Chủ tịch Vitas cũng nêu kiến nghị về việc hiện nay, khi thực hiện gia công ở nước ngoài, doanh nghiệp phải tiến hành thanh toán bằng ngoại tệ cho đối tác. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có các thành viên/cổ đông nước ngoài tham gia góp vốn thì được xem là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nên không thể chuyển ngoại tệ ra nước ngoài được.
Theo quy định hiện hành, các tổ chức thuộc nhóm này bị hạn chế trong việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, trừ khi đáp ứng các điều kiện rất chặt chẽ. Do chưa có hướng dẫn cụ thể, các ngân hàng thương mại đã từ chối thực hiện giao dịch chuyển ngoại tệ, gây cản trở đến hoạt động sản xuất và hợp tác gia công quốc tế của DN.
Với ngành dệt may, từ trước đến nay, Việt Nam chủ yếu đóng vai trò là bên nhận gia công cho các DN nước ngoài, chưa có tiền lệ các công ty Việt Nam xuất nguyên, phụ liệu ra nước ngoài để thuê gia công. Hiện tại, các quy định pháp luật về thuế và hải quan chưa có hướng dẫn cụ thể cho mô hình này, gây lúng túng cho doanh nghiệp trong việc xác định cách thức thực hiện, khai báo và áp dụng các chính sách phù hợp.
Ngoài các vấn đề trên, còn có vướng mắc về thủ tục xin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) theo CPTPP tại Sở Công Thương, vấn đề liên quan đến thuế VAT và thuế nhập khẩu tại chỗ cho hàng hóa sản xuất xuất khẩu. Ông Trường đề xuất, cần bỏ thuế VAT và thuế nhập khẩu tại chỗ cho hàng hóa sản xuất xuất khẩu quy định tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP để bình đẳng với hàng hóa gia công xuất khẩu, tránh cho doanh nghiệp phải ứng vốn và chờ đợi hoàn thuế rất lâu.
Còn theo ông Nguyễn Xuân Phú, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse, để các doanh nghiệp vươn ra các thị trường lớn như Mỹ, điều kiện tiên quyết là phải gia nhập được chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như môi trường kinh doanh phải thật sự thông thoáng, minh bạch và hiệu quả.
Thẳng thắn chỉ ra nhiều rào cản mà doanh nghiệp tư nhân đang gặp phải, ông Phú cho biết, hiện nay doanh nghiệp rất khó mở rộng sản xuất hay đầu tư do thủ tục hành chính rườm rà, quy định chồng chéo và thiếu tính nhất quán.
"Mặc dù, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực tháo gỡ, nhưng tiến độ còn chậm và thiếu triệt để, khiến cơ hội kinh doanh và hội nhập quốc tế bị cản trở", đại diện Tập đoàn Sunhouse cho hay.
Theo ông, không chỉ dừng lại ở việc tháo gỡ rào cản, vai trò “đồng hành” của Nhà nước cần thể hiện rõ nét hơn trong giai đoạn khởi động và xác lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Những chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ ban đầu về thị trường, công nghệ hay vốn sẽ là đòn bẩy quan trọng giúp doanh nghiệp Việt đủ sức cạnh tranh quốc tế.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Nguyễn Văn Thân. (Ảnh: Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương).
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Nguyễn Văn Thân cũng đề xuất, cần dành ít nhất 30% các dự án đầu tư công cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia.
"Cần trao cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để họ lớn lên không thể mãi chỉ làm thuê cho các tập đoàn lớn", ông Thân nói.
Về việc tiếp cận vốn, theo ông Thân, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được hỗ trợ thêm về vốn thông qua các đơn vị tài chính trung gian, chẳng hạn như các quỹ đầu tư thử nghiệm (sandbox) cho mô hình fintech và ngân hàng số… với lãi suất thấp hơn và điều kiện phê duyệt đơn giản hơn.
Bên cạnh đó, cải thiện môi trường kinh doanh cũng là yếu tố tiên quyết nếu muốn tăng trưởng nhanh. "Khi môi trường kinh doanh được cải thiện thực chất, mục tiêu tăng trưởng hai con số hoàn toàn khả thi”, ông Thân nói.
Riêng về vấn đề vốn, ông Đặng Hồng Quang, Trưởng Đại diện VinaCapital tại Hà Nội, nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiếp cận vốn để phát triển. Ông cho rằng Việt Nam cần thành lập một hệ thống quốc gia về thông tin tín dụng dành riêng cho nhóm doanh nghiệp này, qua đó giúp họ tiếp cận được nguồn lực tài chính cần thiết, mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế trong thời gian tới.
Tháng 6, Kho bạc Nhà nước huy động 30.473 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tăng 68,8% so với tháng 5, nâng tổng huy động 6 tháng lên 201.390 tỷ đồng.
Bộ Tài chính đề xuất phân cấp mạnh hơn cho doanh nghiệp nhà nước trong việc sử dụng nguồn vốn nội tại để quyết định đầu tư dự án dưới 5.000 tỷ đồng.
Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề nghị doanh nghiệp trong nước nghiên cứu kỹ thị trường, chính sách của Lào, đề xuất các ý tưởng, dự án đầu tư cụ thể.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương đồng loạt ra quân giải phóng mặt bằng hai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào ngày 19/8.