Bộ Thương mại Mỹ (DOC) mới công bố quyết định sơ bộ trong cuộc điều tra chống bán phá giá (AD) đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu từ nhiều quốc gia vào ngày 4/4, trong đó có Việt Nam.
Cuộc điều tra được khởi xướng từ tháng 9/2024, khi DOC nhận được đơn kiện từ các nhà sản xuất thép Mỹ. Sau quyết định sơ bộ này, DOC sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng vào ngày 18/8, trước khi Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đưa ra kết luận cuối cùng vào tháng 10/2025.
Mức thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam có sự chênh lệch đáng kể. Các công ty bị điểm tên chịu mức thuế 39,84-59%, và phần còn lại sẽ áp mức tối đa 88,12%.
Nguồn: ITA.
Trong số này, đáng chú ý có Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) là công ty niêm yết bị áp thuế mức cao nhất đến 59%. Tiếp đến còn có Tôn Hoà Phát - thuộc Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) và Thép Nam Kim (Mã: NKG) đều bị áp mức thuế 49,42%.
Công ty Tôn Đông Á (Mã: GDA) là công ty đại chúng chịu mức thuế thấp nhất ở mức 39,84%.
Ngoài ra còn nhiều công ty khác như Tôn Pomina, Thương mại Thép TVP, Thép Tây Nam, Tôn Phương Nam và các công ty có vốn nước ngoài như China Steel & Nippon Steel Việt Nam, Maruichi Sun Steel, Sam Hwan Vina, Tôn Thép Việt Pháp sẽ cùng mức thuế 49,42%.
Các doanh nghiệp thép Việt Nam khác không được đề cập kể trên sẽ chịu thuế tới 88,12%.
Dữ liệu từ DOC cho thấy Việt Nam xuất khẩu 626 triệu USD thép mạ sang Mỹ vào năm 2021, sau đó tăng lên 751 triệu USD trong năm 2022 và giảm về 241 triệu USD trong năm 2023. Con số này chỉ xếp sau Mexico và Canada trong danh sách điều tra.
Ngoài việc đối mặt với thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp thép Việt Nam còn phải đối phó với cuộc điều tra Thuế chống trợ cấp (CVD) đang được DOC tiến hành song song. Kết quả của cuộc điều tra này có thể dẫn đến việc áp thêm thuế đối kháng lên các sản phẩm thép Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
Việc xác định xuất xứ hàng hóa đóng vai trò then chốt trong chính sách thương mại của các quốc gia, vì đây là cơ sở để các nước áp dụng chính sách thương mại với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
Wall Street Journal dẫn số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc vào 4/4 tăng tuần thứ 2 liên tiếp, chủ yếu do nhập khẩu ròng tăng.
Các chuyên gia dự báo giá heo hơi có thể vẫn tiếp tục điều chỉnh tại một số địa phương vào ngày mai do thị trường heo hơi trong nước đang biến động khó lường.
Việc doanh nghiệp tranh thủ xuất hàng trong 90 ngày hoãn áp thuế, trùng với dịp cao điểm vận tải biển hàng năm có thể đẩy giá cước tăng cao.