Vào ngày 2/4, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế quan tối thiểu 10% đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, khoảng 60 nền kinh tế có sự mất cân bằng thương mại lớn nhất với Mỹ phải chịu mức thuế cao hơn.
Tài liệu của Nhà Trắng cho thấy Việt Nam bị áp thuế 46%, còn Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế 34%. Song, hàng hóa Trung Quốc còn phải chịu các mức thuế quan hiện hành vào khoảng 20%, nên tổng cộng thuế suất Bắc Kinh phải chịu là 54%.
Các đồng minh thân thiết của Mỹ bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu bị áp thuế quan lần lượt là 25%, 24% và 20%.
Một số quốc gia chịu thuế quan cao khác có thể kể đến Ấn Độ và Campuchia với mức thuế quan lần lượt ở mức 26% và 49%.
Thuế nhập khẩu tối thiểu sẽ có hiệu lực sau nửa đêm ngày 5/4 và các mức thuế cao hơn sẽ chính thức có hiệu lực vào lúc 12h01 sáng ngày 9/4. Khoảng thời gian cách biệt này có thể tạo điều kiện để các nước đàm phán với Mỹ nhằm hạ thuế quan đối ứng.
Danh sách một số nền kinh tế chịu mức thuế quan đối ứng của Mỹ. Theo Nhà Trắng, cột thứ hai là mức thuế mà các đối tác áp lên hàng hoá Mỹ (đã bao gồm các rào cản thương mai và thao túng tiền tệ) và cột thứ ba là mức thuế đối ứng mà Mỹ áp đặt.
Khung thuế quan đối ứng cao hơn hẳn dự tính của nhiều chuyên gia đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về công thức mà Nhà Trắng sử dụng để định đoạt thuế suất.
Mới đây, trên website của mình, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã đưa ra lời giải thích về cách tính thuế quan mà các đối tác áp lên hàng hoá Mỹ. Và thuế quan đối ứng sẽ tương đương một nửa mức thuế đó.
Cơ quan này giải thích: “Phép tính này giả định rằng Mỹ thâm hụt dai dẳng là do sự kết hợp giữa các yếu tố thuế quan và phi thuế quan đã ngăn cản thương mại cân bằng. Thuế quan làm giảm trực tiếp lượng hàng nhập khẩu [của Mỹ vào những nước khác]”.
Dưới đây là công thức mà USTR sử dụng để tính mức thuế mà các đối tác áp dụng đối với hàng hoá Mỹ:
Trong đó, τ_i là mức thuế quan mà Mỹ áp dụng với quốc gia i, ∆τ_i phản ánh sự thay đổi của thuế suất.
x_i biểu diễn tổng kim ngạch hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang nước i, m_i thể hiện tổng kim ngạch hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ nước i.
ε biểu diễn độ co giãn của hàng nhập khẩu so với giá nhập khẩu. Con số này đo lường mức độ nhạy cảm của nhu cầu nhập khẩu đối với những thay đổi về giá do thuế quan gây ra.
φ thể hiện mức độ truyền tải của thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Nếu φ = 1, thuế quan được phản ánh hoàn toàn vào giá cả; nếu φ < 1, người tiêu dùng chỉ phải chịu một phần tăng của thuế quan, phần còn lại sẽ do doanh nghiệp san sẻ.
USTR cho biết ε và φ được xác định cho từng quốc gia, nhưng dẫn các nghiên cứu cho thấy trong lâu dài, giá trị tuyệt đối của ε thường quay về mức 2, nhưng các ước tính thận trọng hơn thiên về khoảng giá trị 3 - 4.
φ được đặt ở mức 0,25. USTR cho biết kinh nghiệm gần đây về thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc chứng minh rằng mức độ truyền tải từ thuế quan sang giá bán lẻ là khá thấp.
Cổ phiếu Berkshire Hathaway hạng B chỉ sụt 1,4% trong phiên 3/4, trong khi đó chỉ số S&P 500 rớt thảm 5%.
Trái ngược với một số cấp dưới, ông Trump vẫn để ngỏ cánh cửa đàm phàn để giảm thuế quan.
Chỉ vừa nhậm chức hơn hai tháng, Tổng thống Donald Trump đã triển khai ít nhất 5 loại thuế quan lên các đối tác thương mại của Mỹ.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã phản ứng tiêu cực với chính sách thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Trump, khiến các chỉ số chính ghi nhận mức giảm điểm mạnh nhất kể từ giai đoạn COVID-19.