Ngành tôm Ấn Độ lao đao sau các mức thuế của ông Trump

Biến động do thuế quan của Tổng thống Donald Trump có thể làm rung chuyển hoạt động xuất khẩu tôm toàn cầu sang Mỹ, trong đó các nhà xuất khẩu tại Ấn Độ — nhà cung cấp lớn nhất — cho biết khoảng 2.000 container tôm đông lạnh có nguy cơ bị ảnh hưởng.

 

Tuy nhiên, Ecuador, quốc gia có khoảng cách với Mỹ gần hơn nhiều so với các đối thủ khác, lại chỉ phải đối mặt với mức thuế thấp hơn. Điều này có thể giúp Ecuador được hưởng lợi, theo nhận định từ các nhà xuất khẩu, bởi tôm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của nước này sau dầu mỏ, theo Reuters.

Ngành tôm của Ấn Độ đang đối mặt với mức thuế 26% theo kế hoạch tháng 7 của ông Trump, đe dọa thị trường xuất khẩu thủy sản trị giá 7 tỷ USD vốn phụ thuộc nhiều vào các chuỗi siêu thị lớn của Mỹ như Walmart và Kroger — nơi các nhà mua hàng đang tìm cách đàm phán lại giá.

Trước tình hình không chắc chắn, nông dân đang chứng kiến nhu cầu giảm mạnh khi các nhà xuất khẩu đã hạ giá chào bán khoảng 10%.

"Chúng tôi đang chịu lỗ nặng," ông S.V.L. Pathi Raju, 63 tuổi, nói bên cạnh ao nuôi tôm của mình ở bang ven biển Andhra Pradesh, miền nam Ấn Độ.

"Chúng tôi không biết ai có thể giải quyết được vấn đề giá cả này," ông Raju nói thêm — một trong nhiều hộ gia đình ở làng hẻo lánh Ganapavaram đang phải vật lộn với việc doanh số bán cho các nhà xuất khẩu sụt giảm.

Nhiều người cũng phải gánh khoản chi lớn cho thức ăn tôm và tiền thuê đất để xây dựng ao nuôi nước mặn.

"Tôi không chắc mình có thể duy trì mức giá hiện tại được bao lâu," nông dân Uppalapati Nagaraju, 60 tuổi, nói và cho biết trước đây ông thậm chí không biết đến khái niệm thuế quan.
“Nếu biết, tôi đã không thả giống lứa tôm mới.”

Đối mặt với nhu cầu không ổn định từ các nhà xuất khẩu, ông hiện rất hối tiếc vì đã bắt đầu nuôi tôm chỉ 15 ngày trước khi tin về thuế quan được công bố. Dù mức thuế 26% đã được ông Trump trì hoãn đến tháng 7, mức hiện tại 10% cũng đủ khiến các nhà xuất khẩu e ngại.

Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường lớn nhất của Ấn Độ trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản — đạt 7,3 tỷ USD năm ngoái với khối lượng 1,8 triệu tấn, mức cao kỷ lục.

Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, với 300.000 nông dân ở Andhra Pradesh đóng góp lớn nhất cho ngành, chiếm 92% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ sang Mỹ trị giá 2,5 tỷ USD năm ngoái.

Các đại diện ngành đã tham gia một hội đồng do chính quyền bang thành lập để đánh giá tác động từ thuế quan và tìm cách mở rộng thị trường sang các nước khác như Trung Quốc.

Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu lo ngại Ecuador có lợi thế cạnh tranh nhờ mức thuế dự kiến chỉ 10% theo kế hoạch của ông Trump, đặc biệt do nước này gần Mỹ hơn và Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ hai của Ecuador.

Dù vậy, các nhà sản xuất tại Ecuador — với kim ngạch xuất khẩu 1,55 tỷ USD năm 2024 — lại ít lạc quan hơn.

Dù người tiêu dùng Mỹ đã thúc đẩy tăng trưởng ở mảng tôm chế biến, Ecuador vẫn chưa đạt được năng lực để thay thế sản lượng của Ấn Độ, theo ông Jose Antonio Camposano, Chủ tịch Phòng Thủy sản Quốc gia của Ecuador.

Ấn Độ “sẽ buộc phải tìm kiếm các thị trường khác nơi Ecuador đang bán, như Trung Quốc và Liên minh châu Âu, điều này sẽ tạo thêm áp lực lên các thị trường đó,” ông Camposano nói.

Phóng viên Reuters đã đến một nhà máy tại Ấn Độ. Tại đây, tôm được rửa sạch và phân loại tự động theo kích cỡ, trước khi được công nhân kiểm tra chất lượng thủ công. Sau đó, băng chuyền đưa tôm đi cấp đông nhanh.

Hàng nghìn tấn tôm đông lạnh được xuất đi từ bang Andhra Pradesh mỗi năm. Hàng đi từ Ấn Độ đến các cảng của Mỹ như New York, Houston và Miami sẽ kéo dài khoảng 40 ngày. 

 trình kéo dài khoảng 40 ngày tới các cảng của Mỹ như New York, Houston và Miami. Tại đây, tôm được phân phối đến nhà hàng và các kệ hàng của các chuỗi bán lẻ như Safeway và Costco.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ, ông G. Pawan Kumar, cho biết ông lo ngại về các container đã đóng hàng với giá thỏa thuận cũ, nay có thể bị khách hàng Mỹ yêu cầu đàm phán lại do ảnh hưởng của thuế quan.

"10% là mức cao, trong khi các nhà xuất khẩu chúng tôi chỉ hoạt động với biên lợi nhuận 3% đến 4%," ông Kumar nói. Hiệp hội của ông đang thúc giục chính phủ xin miễn trừ cho ngành trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.

“Nếu mức thuế 26% có hiệu lực vào tháng 7 thì ngành tôm Ấn Độ coi như chấm hết,” một nhà xuất khẩu tôm giấu tên nhận định.

Ông cho biết hiện đang đàm phán với các khách hàng Mỹ, nhưng nhiều bên không sẵn sàng gánh toàn bộ mức thuế 10%. Với 130 container đã đóng hàng, ông đứng trước nguy cơ không có lợi nhuận nếu không thể bán được với giá hợp lý.

Tại Texas, quầy hải sản trong một siêu thị Walmart chất đầy các gói tôm đông lạnh, trong đó có loại “jumbo” dán nhãn xuất xứ Ấn Độ với giá 7,92 USD, thuộc thương hiệu "Great Value" của chính Walmart.

“Chúng tôi đã xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững và lâu dài với các nhà cung cấp,” bà Latriece Watkins – Giám đốc hàng hóa của Walmart Mỹ – cho biết. “Chúng tôi kỳ vọng mối quan hệ đó sẽ tiếp tục trong thời gian tới.”

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Ớt, chanh leo, tổ yến Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Việt Nam - Trung Quốc ký Nghị định thư, mở đường cho các sản phẩm như ớt, chanh leo, tổ yến thô, tổ yến sạch, cám gạo xuất sang thị trường tỷ dân.

Giá sầu riêng hôm nay 15/4: Thái Lan đề nghị Trung Quốc nới lỏng hạn chế xuất khẩu sầu riêng

Giá sầu riêng hôm nay không có nhiều thay đổi tại hầu hết các vùng thu mua chính trên cả nước. Trong khi đó, Thái Lan đang thúc giục các cơ quan chức năng Trung Quốc nới lỏng các hạn chế xuất khẩu sầu riêng.

Thuế đối ứng của Mỹ: Biến số lớn với ngành cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam đã nhiều lần đối mặt với những lần áp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu sang Mỹ, tuy nhiên lần này được cho là mức cao nhất lịch sử. Hiện các doanh nghiệp cá tra đều đang lo lắng về mức thuế mới.

JP Morgan: Giá dầu sẽ xuống 58 USD

JP Morgan hôm 14/4 đã hạ dự báo giá dầu thô năm 2025 và 2026 do sản lượng của OPEC+ tăng lên trong khi nhu cầu toàn cầu yếu đi, theo Reuters.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO