(Ảnh minh họa: Bloomberg).
Hãng tin Bloomberg cho biết Angang Steel, công ty niêm yết của nhà sản xuất thép lớn thứ hai Trung Quốc, đã hứng lỗ gần 1 tỷ USD vào năm ngoái.
Cụ thể, theo văn bản do Angang gửi lên Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến, khoản lỗ ròng của công ty đã tăng hơn gấp đôi từ 3,3 tỷ nhân dân tệ vào năm 2023 lên 7,1 tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 981 triệu USD) vào năm 2024.
Các nhà sản xuất thép Trung Quốc đang vật lộn với hồi kết của hai thập kỷ bùng nổ, trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản khiến nhu cầu suy sụp.
Văn biết của Angang có đoạn: “Trong năm 2024, ngành thép phải đối mặt với điều kiện thị trường còn khắc nghiệt hơn trước”. Công ty lưu ý giá thép suy giảm do nhu cầu yếu, nhưng giá quặng sắt vẫn duy trì ở mức cao.
Ngành thép Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thua lỗ trong phần lớn năm 2024. Nợ tính chung của toàn ngành tăng vọt và số lượng công ty thua lỗ cũng leo lên mức kỷ lục.
Lợi nhuận công nghiệp trong hai tháng đầu năm của Trung Quốc cho thấy các điều kiện hiện nay vẫn khá tiêu cực do các lĩnh vực tăng trưởng mới không đủ để bù đắp sự suy giảm của hoạt động xây dựng.
Tờ Bloomberg cho hay các nhà máy ở Trung Quốc vẫn đang sản xuất quá nhiều thép, dẫn tới sản lượng năm ngoái tiếp tục vượt 1 tỷ tấn.
Một rủi ro lớn trong năm nay là sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ. Thuế quan do các nước như Mỹ và Ấn Độ áp đặt có nguy cơ sẽ đe dọa thương mại và kìm hãm hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Song, bà Michelle Leung, nhà phân tích của Bloomberg Intelligence, nhận xét Angang có khả năng thu hẹp lỗ trong năm 2025 nếu giá thép phục hồi nhờ tình hình cung - cầu trong nước được cải thiện.
Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất thép cắt giảm sản lượng nhằm chấn chỉnh tình trạng dư thừa công suất.
Chỉ riêng ba nước đứng đầu danh sách đã chiếm 48,7% tổng thâm hụt thương mại hàng hoá cả năm 2024 của siêu cường số một thế giới.
Theo kế hoạch, ông Trump sẽ công bố các mức "thuế quan đối ứng" cụ thể và khả năng nhắm mục tiêu vào các ngành kinh tế vào ngày 2/4 (giờ địa phương).
Cổ phiếu sinh lời nhất trong danh mục đầu tư khổng lồ của Berkshire là một công ty cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền internet.
Trong một cuộc phỏng vấn vào giữa tháng 3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent đã nhắc đến danh sách "Dirty 15". Một tài liệu khác của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ đề cập đến 21 cái tên.