Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp Philippines, nhập khẩu gạo của nước này trong quý I năm nay giảm gần một nửa. Cụ thể, nhập khẩu gạo của Philippines chỉ đạt hơn 600.000 tấn, gần bằng một nửa so với 1,2 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái, theo Manila Standard.
Năm ngoái, lượng gạo nhập khẩu bình quân hàng tháng đạt 400.000 tấn, nhưng đã giảm xuống khoảng 200.000 tấn/tháng trong quý I năm nay.
Sự suy giảm này là do khối lượng nhập khẩu cao hơn vào cuối năm 2024, làm giảm nhu cầu về các lô hàng bổ sung vào đầu năm 2025.
Trợ lý Bộ trưởng Nông nghiệpPhilippines (DA) ông Arnel de Mesa cũng chỉ ra rằngsản lượng lúa gạo trong nước có thể được cải thiện cũng là một yếu tố góp phần khiến lượng gạo nhập khẩu giảm.
Chính phủ kỳ vọng sản lượng năm nay sẽ trở lại mức 20 triệu tấn, hoặc gần mức kỷ lục 20,06 triệu tấn được ghi nhận vào năm 2023.
Trong khi đó, Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) đã phân bổ hơn 9 tỷ peso trong năm nay, bao gồm cả khoản kinh phí chưa sử dụng từ năm 2024, giúp tăng khả năng thu mua gạo trong nước.
Tuy nhiên, ông de Mesa lưu ý rằng việc mở rộng kho chứa và silo cần có thời gian để cải thiện năng lực lưu trữ.
Năm 2024, lượng gạo dự trữ của NFA đạt mức cao nhất trong nhiều năm. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Philippines, lượng gạo lưu kho của NFA trong tháng 1/2025 đạt 284.810 tấn, tăng 485,1% so với tháng 1 năm ngoái, theoCơ quan Thông tin Philippines.
Đến hết tháng 2/2025, lượng gạo dự trữ của cơ quan này đạt 399.701 tấn (gần 8 triệu bao).
Để đạt được mục tiêu dự trữ 555.000 tấn gạo nhằm ổn định giá trong trường hợp khẩn cấp về an ninh lương thực, NFA dự kiến sẽ mua khoảng 880.000 tấn gạo trong năm 2025.
Ông De Mesa làm rõ rằng chính phủ không trực tiếp kiểm soát mức nhập khẩu vì hoạt động nhập khẩu gạo chủ yếu do khu vực tư nhân quản lý.
Ông cho biết trong khi năng lực thu mua của NFA vẫn còn hạn chế, DA đang tích cực tìm kiếm các biện pháp tăng cường nguồn cung gạo trong nước và hỗ trợ nông dân trước tình hình thị trường biến động.
“Mục tiêu của chính phủ là duy trì mức giá gạo hợp lý—từ 42 đến 45 peso/kg—để đảm bảo giá thu mua lúa khô, sạch dao động trong khoảng 21-23 peso/kg. Điều này giúp bảo vệ người tiêu dùng khỏi giá gạo quá cao, đồng thời đảm bảo thu nhập hợp lý cho nông dân,” ông de Mesa nhấn mạnh.
Dù khả năng thu mua của NFA vẫn còn hạn chế, Bộ Nông nghiệp đang tích cực tìm cách gia tăng nguồn cung gạo trong nước và hỗ trợ nông dân trước những biến động của thị trường, ông nói thêm.
Trước nhu cầu cấp thiết về vắc xin phòng dịch tả heo châu Phi, đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp và doanh nghiệp Philippines đã tới Việt Nam tìm hiểu về vắc xin do Tập đoàn Dabaco sản xuất, mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh và chăn nuôi.
Thời điểm này, giá lợn hơi đang ở mức cao, tại nhiều tỉnh, thành đã cán mốc 80.000 đồng/kg - mức cao nhất trong 5 năm qua.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2025/NĐ-CP ngày 28/3, quy định về cơ chế và thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, thời gian điều chỉnh giá điện tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh gần nhất.
Theo Quyết định, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh và tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.