Kinh tế Quốc tế 01/05/2024 16:00

Nhật Bản: Hoạt động sản xuất giảm chậm nhất trong 8 tháng

Một khảo sát của khu vực tư nhân công bố ngày 1/5 cho thấy hoạt động sản xuất của Nhật Bản đã giảm với tốc độ chậm lại trong tháng 4. Khảo sát này cũng cho thấy sức ép lạm phát vẫn lớn, song các doanh nghiệp nhận thấy nhu cầu thị trường đủ mạnh để cho phép họ tăng chi phí sản xuất.

Chỉ số Nhà quản lý mua hàng (PMI) của au Jibun Bank đã tăng từ 48,2 trong tháng 3/2024 lên 49,6 trong tháng 4/2024, nhưng không đạt được mức 49,9 như khảo sát sơ bộ trước đó. Chỉ số này vẫn thấp hơn ngưỡng 50, mốc phân chia giữa tăng trưởng và giảm sản xuất, nhưng đây là mức giảm chậm nhất trong 8 tháng.

Chuyên gia Paul Smith tại công ty nghiên cứu thị trường S&P Global Market Intelligence cho biết số liệu PMI mới nhất tiếp tục cho thấy bức tranh ảm đạm về hoạt động của lĩnh vực sản xuất Nhật Bản. Tuy vậy, mức tăng nhẹ của chỉ số này cho thấy lĩnh vực sản xuất đang tiến gần đến "sự ổn định trong thời gian ngắn".

Cả sản xuất và lượng đơn đặt hàng mới đều giảm trong 11 tháng liên tiếp tính đến tháng 4, nhưng tốc độ giảm đã chậm lại.

Khảo sát cho thấy một số công ty đã giảm lượng đơn hàng mới làm ảnh hưởng đến sản xuất, trong khi một số khác lại thích sử dụng hàng dự trữ thay vì tăng sản xuất.

Lượng đơn đặt hàng mới giảm do nhu cầu trì trệ, đặc biệt là đối với ô tô, trong khi đơn hàng xuất khẩu mới giảm do nhu cầu thấp từ các thị trường xuất khẩu chính như Trung Quốc và Mỹ.

Trong khi đó, chi phí đầu vào tăng do giá cả tăng cao ở nhiều loại hàng hóa, đặc biệt là kim loại. Cước vận tải và logistics cũng được cho là yếu tố gây ra lạm phát. Khảo sát cho thấy giá đầu vào tăng mạnh hơn là nguyên nhân dẫn đến tăng giá đầu ra. Ông Smith cho hay các doanh nghiệp nhận thấy nhu cầu thị trường đủ mạnh để cho phép họ tự tăng giá bán.

Mặc dù xu hướng đồng yen yếu giúp thúc đẩy xuất khẩu, song lại đẩy giá nhập khẩu lên, làm tăng thêm áp lực lạm phát và hạn chế chi tiêu của hộ gia đình.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 30/4 trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét dấu hiệu niềm tin tiêu dùng giảm sút và các dữ liệu kinh tế khác trước thềm cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Minh Hằng
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh tế Quốc tế 21/05/2024 15:31
Một kim loại đang tăng dữ dội hơn cả vàng

Theo nhận định của chuyên gia hàng hoá kỳ cựu Jeff Currie, các vấn đề về nguồn cung đang khiến một kim loại ngày càng trở nên đắt đỏ.

Kinh tế Quốc tế 21/05/2024 11:45
Berkshire sở hữu danh mục cổ phiếu 377 tỷ USD, hai cấp dưới có cáng đáng nổi nếu Warren Buffett nghỉ hưu?

Warren Buffett có hai cấp dưới trợ giúp ông quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu của Berkshire Hathaway. Nhiều người thắc mắc liệu hai người có thể kham được danh mục của Berkshire khi Buffett không còn bên cạnh nữa hay không?

Kinh tế Quốc tế 21/05/2024 09:52
Người Mỹ giàu có cũng đang bắt đầu chi tiêu cẩn thận hơn

Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2023 chủ yếu là nhờ vào người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm có thu nhập cao. Tuy nhiên, mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I chỉ ra dấu hiệu những người tiêu dùng giàu có không còn chi tiêu thoải mái như trước.

Kinh tế Quốc tế 21/05/2024 06:54
Nasdaq Composite lập đỉnh, cổ phiếu VinFast tăng gần 30%

Các cổ phiếu công nghệ lớn như Nvidia và Microsoft đã kéo chỉ số Nasdaq Composite lên đỉnh mới. Trong khi đó, Dow Jones giảm gần 200 điểm do ảnh hưởng từ cổ phiếu ông lớn ngân hàng JPMorgan.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO