Kinh tế Quốc tế 24/07/2023 08:28

Nhật Bản kết thúc kỷ nguyên lạm phát thấp, CPI tăng nóng hơn cả Mỹ

Nhật Bản đã phải chiến đấu với tình trạng giảm phát trong gần 30 năm qua, và giờ lạm phát của nước này hiện còn cao hơn cả Mỹ.

(Hình minh họa: Financial Times). 

Lạm phát toàn phần của Nhật Bản đạt 3,3% trong tháng 6, lần đầu tiên vượt mặt Mỹ sau 8 năm. Dữ liệu này cho thấy nền kinh tế tiên tiến nhất châu Á không còn là kẻ dị biệt trong xu hướng lạm phát toàn cầu.

Theo tờ Financial Times (FT), Nhật Bản đã dành gần ba thập kỷ qua để chiến đấu với giảm phát. Do đó, khi giá cả bắt đầu đi lên, hầu hết mọi người không cho rằng giai đoạn này sẽ kéo dài và họ đã bị bất ngờ khi áp lực lạm phát lan rộng hơn và kéo dài lâu hơn dự kiến.

Các nhà đầu tư đang ra sức kêu gọi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) chấm dứt chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo. Nhật Bản hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới duy trì lãi suất âm, và nếu chiến lược này bị đảo ngược, thị trường tài chính toàn cầu sẽ chịu tác động lớn.

Dữ liệu công bố cuối tuần trước cho thấy trong tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và CPI lõi (không tính giá thực phẩm tươi) của Nhật Bản đều tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này chủ yếu được thúc đẩy bởi chi phí năng lượng và phù hợp với kỳ vọng của thị trường.

Trong khi đó, lạm phát tháng 6 của Mỹ đạt 3%. Như vậy, đây là lần đầu tiên lạm phát toàn phần của Nhật Bản cao hơn Mỹ kể từ tháng 10/2015.

 

BoJ cho rằng họ cần tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế, bởi lạm phát của Nhật Bản không được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ và sẽ hạ nhiệt ngay khi chi phí nhập khẩu hàng hóa sụt giảm.

Kịch bản trên có thể đang diễn ra, bởi CPI siêu lõi của Nhật Bản - thước đo loại trừ giá năng lượng và thực phẩm - chỉ tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 6, thấp hơn mức tăng 4,3% của tháng 5.  

Tuy nhiên, ông Yoshiki Shinke, nhà kinh tế trưởng tại Dai-ichi Life Research Institute, cho biết doanh nghiệp đã dần chấp nhận chuyển phần chi phí gia tăng sang phía khách hàng và nhiều công ty lớn đang bắt đầu tăng lương. Ông nhấn mạnh: “Với lạm phát ở mức 3-4%, rõ ràng áp lực giá của Nhật Bản không còn thấp nữa”.

 

Tuần trước, Thống đốc BoJ Kazuo Ueda báo hiệu ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng tại cuộc họp chính sách tuần này. Ông cho biết: “Chúng tôi vẫn một chặng đường phải vượt qua để đạt được mục tiêu là duy trì lạm phát ổn định ở mức 2%”.

Phát biểu của ông Ueda đã khiến thị trường hạ thấp kỳ vọng rằng BoJ sẽ điều chỉnh chính sách kiểm soát đường cong lợi suất, khiến giá yen giảm so với USD. Đây là chính sách BoJ khởi động từ năm 2016 để giới hạn lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm quanh mức 0%, với biên độ dao động cho phép hiện nay là 50 điểm cơ bản.

Giang
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh tế Quốc tế 22/09/2024 13:55
Bậc thầy đầu tư: Hai lần lên đỉnh vinh quang của 'ông trùm quỹ đầu cơ' Steve Cohen

Steve Cohen là người sáng lập SAC Capital, một trong những quỹ đầu cơ thành công nhất lịch sử. SAC Capital phải ngừng hoạt động vì bê bối giao dịch nội gián nhưng sau đó Cohen đã viết tiếp câu chuyện thành công của mình với Point72 Asset Management.

Kinh tế Quốc tế 22/09/2024 10:55
Kinh tế châu Âu: Từ vị thế thống trị đến tình trạng tụt hậu

Từng là lục địa thống trị kinh tế thế giới, nhưng châu Âu đang tụt lại phía sau. Điều này thể hiện rõ nhất trong so sánh với Mỹ - quốc gia có nền tảng văn hóa tương tự và là một phần của phương Tây.

Kinh tế Quốc tế 22/09/2024 07:55
Cuộc ‘suy thoái hẹn hò’ càn quét nước Mỹ, nền kinh tế nếm trải khó khăn

Kể từ đại dịch COVID-19, số người độc thân tại Mỹ đã tăng vọt và người trưởng thành ngày càng dành ít thời gian giao tiếp xã hội. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn và phải tìm cách thích ứng, đặc biệt là nhà hàng và các quán bán đồ uống.

Kinh tế Quốc tế 22/09/2024 05:55
Tỷ lệ sinh thấp khiến ngành sữa Trung Quốc đứng trước khủng hoảng thừa

Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng dư thừa sữa do tỷ lệ sinh giảm và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, trong khi các trang trại bò sữa đã mở rộng quy mô trong những năm gần đây, khiến các nông trại nhỏ phải ngừng hoạt động và hạn chế nhập khẩu vào quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu sữa.