Nhật Bản phát triển thêm nhiều nhà máy nhiệt điện, nhu cầu dăm gỗ và viên nén sẽ tiếp tục tăng

Cục Xuất nhập khẩu cho biết hiện nay, Nhật Bản đang phát triển nhiều nhà máy nhiệt điện sử dụng dăm gỗ và viên nén gỗ, do đó nhu cầu về những mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt xuất khẩu sản phẩm từ gỗ sang thị trường này.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản trong tháng 6 đạt 135 triệu USD, giảm 19% so với tháng 6/2022. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản đạt 813 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2022.

(Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu)

Trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản nửa đầu năm 2023, dăm gỗ và gỗ viên nén là hai mặt hàng chính ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao.

Dẫn đầu về trị giá xuất khẩu là mặt hàng dăm gỗ đạt 316,5 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm gần 39% tổng trị giá xuất khẩu. Tiếp theo là mặt hàng gỗ viên nén đạt 191 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 23,5 tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết hiện nay, Nhật Bản đang phát triển nhiều nhà máy nhiệt điện sử dụng dăm gỗ và viên nén gỗ, do đó nhu cầu về những mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Ngoài mặt hàng dăm gỗ và viên nén gỗ, đồ nội thất bằng gỗ cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính tới Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2023, tuy nhiên trị giá xuất khẩu mặt hàng này giảm mạnh do lạm phát gây tăng giá nhiều loại hàng hóa đã khiến tâm lý người tiêu dùng Nhật Bản bị ảnh hưởng đáng kể.

Đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng mang lại giá trị gia tăng cao cho ngành gỗ, do đó cần đẩy mạnh xuất khẩu. Nhật Bản là thị trường rất tiềm năng đối với mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ bởi là thị trường có sức tiêu thụ lớn, với dân số gần 126 triệu người và thu nhập bình quân đầu người ở mức cao, khoảng 38.662 USD/người trong năm 2022.

Cục Xuất nhập khẩu nhận định trong ngắn hạn, lạm phát cao sẽ khiến nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này của Nhật Bản chậm lại, hoạt động xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam có thể chịu tác động.

Tuy nhiên khi kinh tế phục hồi trở lại sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người Nhật Bản ngày càng tăng cao.

Vì vậy, Cục khuyến cáo các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) mà Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên như: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... sẽ thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ tăng trưởng khả quan tới thị trường Nhật Bản.

Hoàng Anh
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá thép xây dựng hôm nay 25/9: Thép Trung Quốc dao động gần mốc 3.130 CNY/tấn

Khảo sát thị trường quốc tế, giá thép Trung Quốc giảm nhẹ trong phiên giao dịch chiều nay nhưng neo gần mốc 3.130 nhân dân tệ/tấn (CNY/tấn).

Giá sầu riêng hôm nay 25/9: Tiếp tục xu hướng đi ngang

Giá sầu riêng hôm nay 25/9 không thay đổi tại các khu vực được trồng chính trên cả nước. Trong khi đó, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam tăng trưởng bứt phá, vượt qua thanh long, vươn lên vị trí số 1 trong năm 2023.

Dự báo giá heo hơi ngày 26/9: Thị trường chưa có dấu hiệu ổn định

Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực miền Bắc vẫn dẫn đầu cả nước. Nhiều chuyên gia dự báo giá heo hơi ngày mai có thể điều chỉnh nhẹ tại một số địa phương do thị trường chưa có dấu hiệu ổn định.

Giá đường tăng vọt, thị trường trông đợi vào Thái Lan và Ấn Độ bù đắp sản lượng

Các vụ cháy rừng và hạn hán ở Brazil đã gây chấn động thị trường đường toàn cầu, đặt áp lực lên Thái Lan và Ấn Độ để bù đắp nguồn cung thiếu hụt. Tuy nhiên, cả hai nước này gần đây cũng cảnh báo rằng họ đang phải đối mặt với những rủi ro riêng, theo Bloomberg.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO