Ông Ryosei Akazawa, trưởng đoàn đàm phán thương mại của Nhật Bản với Mỹ. (Ảnh: Bloomberg).
Ông Ryosei Akazawa, trưởng đoàn đàm phán thương mại của Nhật Bản, mới đây đã bày tỏ mục tiêu hoàn tất các cuộc đàm phán về thuế quan kịp thời cho cuộc gặp giữa Thủ tướng Shigeru Ishiba và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 6.
Ông Akazawa trò chuyện với các phóng viên tại Washington vào ngày 23/5, sau khi gặp mặt Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Howard Lutnick và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer. Ông nói: “Chúng tôi đã xác nhận rằng lãnh đạo của hai nước đều mong chờ cuộc gặp sắp tới. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để chuẩn bị cho cuộc gặp này”.
Trước đó, ông Trump và ông Ishiba đã có cuộc điện đàm và cam kết sẽ gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 vào tháng tới.
Vài giờ sau, ông Trump bày tỏ sự ủng hộ đối với thương vụ mua lại United Sates Steel của Nippon Steel. Động thái này làm dấy lên hy vọng rằng chủ nhân Nhà Trắng có thể sẵn lòng lắng nghe lập trường của Nhật Bản về vấn đề thương mại hơn.
Tổng thống Mỹ nói rằng mối quan hệ hợp tác giữa Nippon Steel và US Steel sẽ tạo ra ít nhất 70.000 việc làm và 14 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ.
Tờ Bloomberg nhận xét rất có thể Tokyo đang tận dụng tầm quan trọng của các khoản đầu tư của Nhật Bản trong nền kinh tế Mỹ để tạo ra lợi thế khi đàm phán, buộc Washington nhượng bộ về thuế quan.
Theo Dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ, Nhật Bản là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Mỹ trong giai đoạn 5 năm tính đến năm 2023.
Tuyên bố của Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết ông Akazawa đã kiên quyết Mỹ xem xét lại thuế quan đối với hàng hóa nước này.
Ông Akazawa nói rằng các cuộc đàm phán giữa hai nước tập trung vào tiềm năng mở rộng hoạt động thương mại, các biện pháp phi thuế quan và sự hợp tác về an ninh kinh tế. Ông cũng lưu ý hai bên đã thảo luận một cách thẳng thắn và sâu sắc hơn so với trước đây.
Nhật Bản bị Mỹ áp thuế quan đối ứng 24% nhưng đang được tạm giảm xuống 10% cho đến đầu tháng 7. Ô tô và nhôm thép Nhật Bản chịu mức thuế quan 25%.
Ô tô và phụ tùng chiếm khoảng 1/3 lượng hàng hóa Nhật Bản xuất khẩu sang Mỹ. Ngành ô tô là động cơ tăng trưởng quan trọng với nền kinh tế Nhật Bản và cung cấp việc làm cho 8% lực lượng lao động.
Trong bối cảnh cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản sắp diễn ra, việc đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ có thể giúp tăng tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Ishiba. Tuy nhiên, nếu Nhật Bản nhượng bộ Mỹ quá nhiều và không giải quyết được thuế quan đối với ô tô thì thỏa thuận có thể phản tác dụng.
Ông Akazawa đã tham gia ba vòng đàm phán thương mại cấp cao với các quan chức Mỹ. Dự kiến ông sẽ quay trở lại Mỹ để gặp gỡ Bộ trưởng Bộ Tài chính Scott Bessent vào tuần tới.
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Từ đầu tư, thương mại đến lưu trữ giá trị, “đồng tiền dự trữ toàn cầu” là yếu tố không thể thiếu của hệ thống tài chính toàn cầu, vốn luôn cần một "thước đo chung" để thúc đẩy các hoạt động kinh tế.
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
Các chuỗi bán lẻ hàng đầu nước Mỹ đang đối mặt với bài toán nan giải đó là làm sao để giảm thiểu thiệt hại tài chính từ các mức thuế quan bằng cách tăng giá bán mà không khiến người tiêu dùng và đặc biệt là Tổng thống Donald Trump có phản ứng mạnh mẽ.
Tại cuộc họp cổ đông thường niên của Berkshire Hathaway vào đầu tháng 5, một khán giả đã đặt câu hỏi này cho Warren Buffett.