Ngày 12/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay là Bộ Tài chính) đã ban hành Thông tư số 07 quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế để sử dụng trong hoạt động thống kê Nhà nước. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5.
Theo Thông tư, phân loại thống kê theo loại hình kinh tế là cơ sở để xếp các đơn vị kinh tế có cùng tính chất vào loại hình kinh tế tương ứng. Một đơn vị kinh tế chỉ được xếp vào một loại hình kinh tế tương ứng căn cứ vào các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên: quy định của pháp luật hiện hành; tỷ lệ vốn chủ sở hữu; đặc thù của mỗi loại hình kinh tế.
Mã số |
Tên loại hình kinh tế |
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|
1 |
Loại hình kinh tế Nhà nước |
|
11 |
Tổ chức do Nhà nước nắm giữ 100% vốn |
|
12 |
Tổ chức do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn |
|
13 |
Tổ chức do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất |
|
14 |
Tổ chức khác mà kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất |
|
2 |
Loại hình kinh tế tập thể |
|
21 |
Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, Tổ hợp tác |
|
22 |
Tổ chức do Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, góp vốn, mua cổ phần, trong đó tỷ lệ vốn góp của Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã là lớn nhất |
|
23 |
Hội |
|
24 |
Tổ chức kinh tế tập thể khác |
|
3 |
Loại hình kinh tế tư nhân |
|
31 |
Tổ chức do tư nhân nắm giữ 100% vốn |
|
32 |
Tổ chức do tư nhân nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn |
|
33 |
Tổ chức do tư nhân nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất |
|
34 |
Hộ sản xuất |
|
35 |
Tổ chức tư nhân khác |
|
4 |
Loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài |
|
41 |
Tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 100% vốn |
|
42 |
Tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn |
|
43 |
Tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất |
|
44 |
Tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài khác |
(Nguồn: Thông tư 07/2025/TT-BKHĐT).
Ngày 21/4, UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định số 33 ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn. Đối tượng áp dụng gồm cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, Ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành và các cá nhân liên quan.
Theo quy định mới, kể từ ngày 1/5, giá dịch vụ cho các loại chung cư không có thang máy trên địa bàn TP Hà Nội tối thiểu là 700 đồng/m2/tháng và tối đa là 5.000 đồng/m2/tháng; chung cư có thang máy tối thiểu 1.200 đồng/m2/tháng và tối đa là 16.500 đồng/m2/tháng.
UBND TP Hà Nội cho biết khung giá này chưa bao gồm các khoản thu được từ kinh doanh dịch vụ cao cấp như tắm hơi, bể bơi, truyền hình cáp, internet, hoặc các dịch vụ cao cấp khác.
Khung giá này cũng không áp dụng cho nhà chung cư cũ thuộc tài sản công mà chưa được cải tạo, xây dựng lại; nhà chung cư xã hội chỉ để học sinh, sinh viên và công nhân ở theo hình thức tập thể nhiều người trong một phòng; giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư đã được thống nhất tại Hội nghị nhà chung cư hoặc đã được thỏa thuận chung về giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trong hợp đồng.
Theo Thông tư số 18 được Bộ Công Thương ban hành ngày 13/3, thương nhân đầu mối và phân phối có kho xăng dầu phải báo cáo Bộ Công Thương và Sở Công Thương địa phương các thông tin về kho, bể, dung tích và sản lượng xăng dầu qua kho.
Việc báo cáo phải được thực hiện định kỳ hàng quý và hoàn thành trước ngày 10 tháng đầu tiên của kỳ tiếp theo. Sở Công Thương địa phương có trách nhiệm giám sát và báo cáo khi phát hiện vi phạm.
Thông tư 18 cũng sửa đổi quy định về hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu. Cụ thể, khi đại lý ký hợp đồng với nhiều thương nhân, cần bổ sung hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy xác nhận và Giấy chứng nhận theo quy định. Thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu cũng phải báo cáo sản lượng bán trong nước theo từng chủng loại, từ ngày 21 tháng trước đến ngày 20 tháng cuối quý để xác định tỷ trọng sản lượng xăng dầu nội địa và nhập khẩu trong công thức giá cơ sở.
Về điều hành giá, Bộ Công Thương sẽ công bố giá cơ sở và giá bán lẻ xăng dầu dựa trên số liệu giá thành phần và ý kiến của Bộ Tài chính. Bộ Công Thương cũng bãi bỏ quy định về Tổ liên ngành điều hành giá xăng dầu, nâng cao tính chủ động trong quản lý nguồn cung và giá cả thị trường.
Thông tư số 18 có hiệu lực thi hành từ ngày 2/5.
Ngày 18/3, Chính phủ ban hành Nghị định số 69 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01 ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam. Nghị định có hiệu lực từ ngày 19/5/2025.
Trong đó, Chính phủ điều chỉnh quy định về hình thức mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mua cổ phiếu quỹ nếu cổ phiếu đó được tổ chức tín dụng mua trước ngày 1/1/2021. Quy định này nhằm phù hợp với Luật Chứng khoán năm 2019, theo đó công ty đại chúng phải hủy lượng cổ phiếu quỹ đã mua, thay vì giữ lại để bán như trước đây.
Về tỷ lệ sở hữu, Nghị định 69 quy định tổng mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam và không quá 50% đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt như tổ chức tín dụng yếu kém hoặc ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có thể được nâng lên tối đa 49% theo phương án chuyển giao đã được phê duyệt.
Cũng tại Nghị định này, Chính phủ quy định nhà đầu tư nước ngoài có tối đa 6 tháng để giảm tỷ lệ sở hữu, đảm bảo tuân thủ quy định nếu tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư vượt giới hạn cho phép. Đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài không được tiếp tục mua thêm cổ phần cho đến khi tổng mức sở hữu quay trở lại trong giới hạn cho phép.
Nghị định 69 có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5.
Cùng có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5, Quyết định số 06 ban hành ngày 26/3 quy định việc đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các cơ sở in, đúc tiền trong nước để thực hiện in tiền giấy, sản xuất tiền kim loại.
Theo Quyết định số 06, các cơ sở in, đúc tiền phải là đơn vị hợp pháp, có chức năng in tiền, sản xuất tiền kim loại theo quy định pháp luật ngân hàng, đồng thời đáp ứng đầy đủ yêu cầu về năng lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, trình độ công nghệ và nguồn nhân lực. Đặc biệt, các cơ sở này phải đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối trong toàn bộ hoạt động in, đúc tiền.
Việc đặt hàng sẽ căn cứ theo định mức kinh tế - kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước ban hành, kế hoạch in, đúc tiền hàng năm và đơn giá do cấp có thẩm quyền quy định.
Sau khi được giao kế hoạch, cơ sở in, đúc tiền sẽ xây dựng phương án giá dịch vụ gửi Ngân hàng Nhà nước thẩm định. Trên cơ sở thẩm định này, Bộ Tài chính sẽ ban hành giá tối đa, và Ngân hàng Nhà nước quyết định đơn giá cụ thể cho từng sản phẩm, đảm bảo không vượt quá mức trần đã phê duyệt.
Quyết định số 06 cũng quy định việc điều chỉnh đơn giá phải tuân thủ theo các nguyên tắc của pháp luật về giá. Ngoài ra, các nội dung khác liên quan đến đặt hàng sẽ thực hiện theo Nghị định số 32 ngày 10/4/2019 về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
UBND Hà Nội cho biết sẽ tiếp nhận 100% hồ sơ đầu vào dưới dạng số hóa, trừ trường hợp không thể do dữ liệu đặc thù.
Việt Nam trở thành một trong 32 nền kinh tế lớn nhất thế giới, quy mô kinh tế tăng gần 100 lần so với năm 1986, thu nhập bình quân đầu người tăng từ dưới 100 USD năm 1975 lên gần 5.000 USD năm 2024.
Quảng Nam đề xuất điều chỉnh vị trí xây dựng khu thương mại tự do Đà Nẵng vào huyện Núi Thành gắn với phát triển sân bay Chu Lai, đồng thời đầu tư luồng Cửa Lở và Trung tâm logistic container Chu Lai.
Các xã, phường của tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu đều bỏ đánh số, lấy tên địa danh nổi tiếng gắn với truyền thống văn hóa lịch sử địa phương.