Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán ACB (ACBS) nhận định những rủi ro chính ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn là các tác động bên ngoài.
Theo khối phân tích, một số rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong những tháng sắp tới của năm 2022.
Thứ nhất là việc Fed và các ngân hàng trung ương lớn khác tăng lãi suất. Ngoài ra rủi ro suy thoái gia tăng, đặc biệt là ở Mỹ và EU và cuộc khủng khoảng khí đốt và năng lượng cùng với sự cố gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên thông qua đường ống Nord Stream 1 gần đây của Nga ở EU.
Rủi ro thứ ba được ACBS đề cập đến là căng thẳng địa chính trị kéo dài tại biên giới Nga – Ukraine làm giá lương thực và xăng dầu vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao.
Bên cạnh đó Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược Zero-COVID và lạm phát gia tăng trên bình diện toàn cầu.
Các chuyên gia tại đây cũng cho rằng tăng trưởng GDP nửa cuối năm nay dự kiến sẽ tăng do các hoạt động công nghiệp và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng, ACBS cũng tin rằng tang trưởng kinh tế sẽ đạt mức cao, trong khoảng 7,1 - 10,4% trong 6 tháng cuối năm và 6,8 - 8,5% cả năm.
Việc kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng cao vào quý III năm nay đã được nhiều tổ chức dự báo. Điều này chủ yếu nhờ mức nền thấp của cùng kỳ năm ngoái (giãn cách diện rộng vì dịch COVID-19) và việc tăng trưởng nửa đầu năm khả quan. Với tăng trưởng cả năm, nhiều tổ chức cũng có dự báo lạc quan và gần như chắc chắn kinh tế sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% đã đề ra.
Trong tháng 4, PMI ngành sản xuất của Việt Nam thấp hơn mức trung bình ASEAN là 48,7 điểm và thấp hơn hầu hết các quốc gia trong ASEAN-6, gồm: Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Theo Chủ tịch VCCI, việc đưa ra các định hướng chi tiết theo hướng không hình sự hoá quan hệ dân sự giúp cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp không chỉ hào hứng còn cảm thấy an tâm và an toàn cho bản thân, gia đình, cộng sự khi đầu tư.
Dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư toàn tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với TP Hà Nội khoảng 82.751 tỷ đồng. Trong đó, đoạn qua địa bàn TP Hà Nội khoảng 42.451 tỷ đồng, đoạn qua tỉnh Bắc Ninh khoảng 40.300 tỷ đồng.
Tại Công điện, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chủ động có các giải pháp để thích ứng với chính sách nhập khẩu, chính sách thuế quan của các nước nhập khẩu nhằm ổn định sản xuất, xuất khẩu nông lâm thủy sản.