Người viết đã có mặt tại chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) - một chợ đầu mối về vải và thời trang của miền Bắc, từ 9h sáng tới 15h chiều để ghi nhận tình hình thực tế tại đây, sau nhiều thông tin phản ánh về tình cảnh ế ẩm của khu chợ này.
10h sáng, ngay trên con đường bắt đầu vào chợ, các ki ốt bán hàng vẫn cửa đóng then cài. Một vài người ngồi trước cửa đợi khách. Tại sao có tình trạng này, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết trong bài viết sau. Tuy nhiên, theo quan sát, rất ít khách ghé vào những ki ốt này để tìm nguồn hàng.
Có những ki ốt vẫn mở cạnh những ki ốt đóng cửa. Tình trạng kinh doanh vẫn không khá hơn. Chủ quán cho biết, bên cạnh việc bán trực tiếp, họ còn kinh doanh online. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh đã giảm nhiệt rất nhiều so với giai đoạn trước dịch COVID-19.
Chú Khải - một tài xế xe ôm kiêm vận chuyển hàng hoá, hoạt động tại Ninh Hiệp hơn 6 năm nay, cho biết từ sau dịch COVID-19, lượng khách đến chợ ngày một giảm, năm sau trầm trọng hơn năm trước. "Giai đoạn trước là tôi phải từ chối khách vì làm không hết việc. Chở khách đến buôn bán rồi chở hàng ra xe", người đàn ông nói và chỉ tay ra con đường nhựa phía trước thưa thớt xe đi lại. "Ngày trước là chật kín đường này luôn, không còn chỗ lách. Nhưng giờ chán lắm".
Bên cạnh ki ốt của người Việt, tại Ninh Hiệp cũng có những chủ là người Trung Quốc sang thuê mặt bằng mở cửa hàng kinh doanh bán buôn vải vóc. Theo ghi nhận của người viết, những cửa hàng dạng này cũng đóng cửa im lìm, cả ngày không thấy người ra vào mua bán.
Dãy Shophouse liền kề cũng chỉ có bảng hiệu. Các cánh cửa được kéo xuống kín. Hoàn toàn không xuất hiện các hoạt động mua bán.
Các ki-ốt có mặt bằng đẹp đối diện trung tâm thương mại nhưng vẫn đóng cửa. Tình trạng đóng cửa xuất hiện ở gần như khắp tất cả khu vực này, bất kể mặt bằng đẹp hay trong ngõ. Một tiểu thương cho biết phải tới 80% cửa hàng đã đóng cửa trong ngày hôm nay (23/5). Tuy nhiên, theo tìm hiểu của người viết, không hẳn những cửa hàng này đóng cửa vì ế ẩm và chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết đến độc giả trong những bài viết sau.
Đi sâu vào trong chợ Ninh Hiệp, hàng quán đìu hiu không khác vẻ bên ngoài. Người bán túm năm tụm ba ngồi nói chuyện vì không có khách.
Những cửa hàng phủ bạt, quây kín không mở trong suốt cả một ngày dài.
Khung cảnh vắng vẻ càng trầm trọng hơn khi đi lên tầng 2, tầng 3 của khu chợ này. Gần như không xuất hiện các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, dù bên trong các ki ốt này vẫn sáng đèn và đầy ắp hàng hoá.
Một tiểu thương ở đây chia sẻ chị mới thuê mặt bằng trong này được vài năm nhưng không có khách mấy. "Đến những cửa hàng thuê nửa tỷ một năm ngoài mặt đường còn không bán được, nên trong này vắng khách là tất nhiên. Người ta cũng không kinh doanh buôn bán gì được trên tầng hai tầng ba", người này cho biết.
Theo lý giải của các tiểu thương, hàng Trung Quốc giá rẻ, mua sắm dễ dàng qua thương mại điện tử đã khiến lượng khách hàng của họ vơi đi nhiều so với các năm trước. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng khiến chợ Ninh Hiệp thưa thớt người bán kẻ mua đó chính là đợt ra quân chống hàng giả, hàng nhái của cơ quan chức năng trong thời gian gần đây.
Những cửa hàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xử, không có hoá đơn chứng từ tại đây có dấu hiệu "lẩn trốn" cơ quan chức năng. Khung cảnh đìu hiu tại Ninh Hiệp ngoài ảnh hưởng của làn sóng thương mại điện tử còn trùng với thời gian ra quân của cơ quan thuế huyện Gia Lâm, trước thời điểm ngày 1/6 - quy định mới tại Nghị định 70 có hiệu lực, 100% hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, không phân biệt hộ kinh doanh đăng ký nộp thuế theo phương pháp khoán hay kê khai.
Các kho hàng cũng im lìm đóng cửa, không có bất kỳ một hoạt động nào thường thấy của một chợ đầu mối về vải vóc, thời trang lớn nhất miền Bắc.
Chợ Ninh Hiệp chính được xây dựng theo lối trung tâm thương mại, gồm ba tầng, với khoảng 900 ki-ốt có thể kinh doanh. Hiện tại, có hơn 400 ki-ốt đang kinh doanh tại chợ. Ngoài ra, khu vực các phố xung quanh chợ cũng được coi là "chợ Ninh Hiệp" và mặt hàng bán chính vẫn là quần áo thời trang.
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Khu công nghiệp Hòa Tâm - giai đoạn 1 có quy mô gần 492 ha, tổng vốn đầu tư hơn 4.188 tỷ đồng.
Hình ảnh mới nhất tại công trường thi công đường song hành Vành đai 5 Vùng Thủ đô qua Hà Nam.
Chuyên gia VARS cho rằng việc phát triển nhà ở xã hội hiện nay không thể chỉ trông chờ vào nỗ lực của một vài doanh nghiệp hoặc chỉ là mục tiêu trong các văn bản quy hoạch, mà đòi hỏi phải có một chiến lược toàn diện, dài hạn và có hiệu quả thi hành cao từ các cấp chính quyền.
Riêng CTCP Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh, chủ Khu đô thị Cam Ranh City Gate đang nợ thuế hơn 222 tỷ đồng.