Tại toạ đàm về chuyển đổi số diễn ra sáng 17/7 ở Hà Nội do VOV tổ chức, mang đến những góc nhìn đa chiều về chiến lược số hóa quốc gia. Trong đó, một trong những luận điểm đáng chú ý nhất là câu hỏi về vị trí của ngành nông nghiệp trong các nghị quyết lớn và những thách thức thực tiễn từ hạ tầng, nhân lực đến tiêu chuẩn chất lượng, mở ra nhiều vấn đề cần quan tâm cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Toạ đàm sáng 17/7 về chuyển đổi số ở Hà Nội. (Ảnh: Đức Huy).
Mang đến diễn đàn một góc nhìn từ các mô hình quốc tế, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa - Phó Viện trưởng Viện Trí Việt (IVM/VUSTA), kiêm Chủ tịch Trung tâm Thông tin Truyền thông số Việt Nam (VDIC), đã chia sẻ về một lĩnh vực trụ cột của kinh tế.
“Khi chúng tôi nói tới nỗi đau, cái được và mất, những vấn đề mâu thuẫn để chúng ta cùng chung tay với dịch vụ công và chính phủ xử lý, cá nhân tôi, một chuyên gia công nghệ suốt ngày ngồi ở thành phố, ngồi trong bàn giấy, lại chia sẻ một nỗi đau vô cùng lớn là hình như lần này chúng ta bỏ quên nông nghiệp,” ông Hòa phát biểu.
Theo ông, việc hiện đại hóa nông nghiệp là con đường tất yếu cho một quốc gia có đặc thù về dân số và kinh tế như Việt Nam.
Ông đặt vấn đề: “Chúng tôi vẫn quay về mong ước là công nông nghiệp hiện đại mới là con đường đi của một đất nước mà 80% dân số tập trung ở vùng nông thôn. Như vậy, nông nghiệp đứng ở đâu trong bốn hay sáu nghị quyết là một vấn đề lớn”.
Ông Hòa cũng nhìn nhận rằng Việt Nam vẫn cần những chính sách mang tính đột phá hơn cho lĩnh vực này. “Chúng ta chưa có một nghị quyết tạo ra cuộc cách mạng lớn cho nông nghiệp, ít nhất cỡ như Khoán 10 thì chúng ta chưa có”, ông nói.
Vấn đề của ngành nông nghiệp được xem là một phần trong thách thức chung lớn hơn, đó là khoảng cách giữa chủ trương, công nghệ và khả năng triển khai thực tế.
Ông Hòa chỉ ra thực trạng chung trên thế giới là sự tồn tại một “khoảng trống giữa công nghệ hiện có và độ trưởng thành của chính sách và quản trị”.
Tại Việt Nam, dù đã có những nghị quyết quan trọng làm nền tảng, nhưng theo ông, “đó mới là trên giấy, còn đi vào thực tế, thực tiễn từ cán bộ ở xã, ở địa phương, còn một khoảng cách, một cái khoảng trống”.
Sự thiếu đồng bộ được minh họa bằng những trải nghiệm thực tế. Ông Hòa dẫn chứng: “QR code chỉ có giá trị trong 3 tháng, vì Ủy ban không có những thiết bị để đồng bộ hóa đọc được dữ liệu mà công an đang quản lý. Như vậy, một hạ tầng không đồng bộ sẽ là một vấn đề, điểm nghẽn lớn”.
Bên cạnh đó, năng lực của nguồn nhân lực cũng là một yếu tố cần quan tâm khi “cán bộ ở địa phương không biết dùng”, có thể dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực đầu tư vào công nghệ.
Một góc nhìn khác được ông Hòa đưa ra là về phương pháp đánh giá hiệu quả chuyển đổi số. Ông lưu ý rằng các quốc gia thành công thường đo lường từ góc độ người dân. “Họ đo từ người dân và người dùng, không đo bằng các trụ cột như chúng ta đang từ trên xuống”, ông cho biết.
Startup nông nghiệp ở Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn, đặc biệt là các startup ứng dụng công nghệ. Một số startup đã thành công trong việc huy động vốn và mở rộng quy mô. Những khoảng trống mà chuyên gia nhắc đến có thể được các startup này giải quyết.
Cung cấp giải pháp thương mại tích hợp, tài chính kỹ thuật số và tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Techcoop đã huy động được 5 triệu USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm năm ngoái.
Tháng 6/2023, công ty công nghệ nông nghiệp FoodMap huy động được 1 triệu USD trong vòng gọi vốn bridge - diễn ra giữa các vòng gọi vốn chính (như Seed, Series A, Series B,..).
Các thương vụ gần đây khác trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp Việt Nam bao gồm vòng gọi vốn 2,25 triệu USD trước Series A của nền tảng nuôi tôm Tepbac vào tháng 4/2023. Aqua-Spark, AgFunder và Son-Tech Investment là các nhà đầu tư cung cấp vốn cho vòng gọi vốn này.
Công ty Cricket One, chuyên nuôi dế cho thực phẩm, thức ăn cho thú cưng, đồ uống và mỹ phẩm với chất lượng cao và bền vững, cũng đã huy động được vốn đầu tư do Corecam Capital Partners, có trụ sở tại Singapore, dẫn đầu.
Ngoài ra, theo DealStreetAsia, quỹ đầu tư mạo hiểm TNB Aura, có trụ sở tại Singapore, đang có kế hoạch tăng gấp đôi đầu tư vào Việt Nam trong vài năm tới, và gần đây đã đầu tư vào chuỗi cà phê ứng dụng công nghệ Révi Coffee & Tea.
Dẫn đầu thế giới về số lượng xe máy điện với hơn 400 triệu, Trung Quốc là một trong những quốc gia tiên phong về vận hành và đảm bảo an toàn với các trạm sạc.
Trong kỳ quay số mở thưởng sản phẩm Vietlott Power 6/55 hôm nay (17/07/2025), giải thưởng jackpot 1 trị giá hơn 34,9 tỷ đồng và Jackpot 2 hơn 3,5 tỷ đồng đều vô chủ.
Hiển thị đường lưỡi bò phi pháp trên website và ứng dụng, Chagee bị Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM phạt.
Sáng kiến nhằm thúc đẩy Việt Nam thành trung tâm mới về blockchain và đổi mới sáng tạo.