Tại Vietravel Airlines, ông đã nắm giữ cương vị Giám đốc tài chính kiêm Kế toán trưởng ngay từ những ngày đầu thành lập hãng.
Ông Lê Tiến Dũng làm Phó Tổng Giám đốc Vietravel Airlines. (Ảnh:Vietravel Airlines).
CTCP Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) vừa thông báo bổ nhiệm ông Lê Tiến Dũng, Giám Đốc Tài Chính Kế Toán làm Phó Tổng Giám Đốc kể từ ngày 20/9/2023.
Ông Lê Tiến Dũng tốt nghiệp Kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước của Học viện Tài chính và là thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của đại học Assumption (Thái Lan). Ông Dũng có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, đầu tư và tài chính.
Trước khi gia nhập Vietravel Airlines, ông Lê Tiến Dũng từng đảm nhiệm qua nhiều vị trí cao cấp như Giám đốc Đầu tư và Giám đốc Tài chính tại các hãng hàng không lớn trong và ngoài nước. Tại Vietravel Airlines, ông đã nắm giữ cương vị Giám đốc tài chính kiêm Kế toán trưởng ngay từ những ngày đầu thành lập hãng.
Trước đó, hãng này đã có đề xuất lộ trình tăng tổng vốn đầu tư dự án hàng không từ 1.300 tỷ hiện tại lên mức 7.642 tỷ đồng vào năm 2025nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của hãng, trong đó chủ yếu giúp tăng quy mô đội tàu bay.
Theo đó đến năm 2025, các chủ sở hữu của Vietravel Airlines sẽ góp thêm 700 tỷ đồng, nâng tổng mức mức vốn góp của chủ sở hữu lên 2.000 tỷ đồng. Phần vốn còn lại sẽ được Vietravel Airlines huy động từ các nhà đầu tư trên thị trường, cũng như tận dụng thêm các giải pháp tài chính khác nhau...
Phản hồi đề xuất này,Bộ KH&ĐT cho rằng một số nội dung trong hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Vận tải hàng không lữ hành Việt Nam cần được Vietravel Airlines giải trình làm rõ.
Tổng Giám đốc Đạm Cà Mau cho biết công ty đã bỏ ra khoảng 25 triệu USD để mua lại Công ty TNHH Phân bón Hàn Việt, đồng thời kỳ vọng công ty này sẽ hết lỗ vào cuối năm 2024 và có lãi từ năm 2025.
Ông Trương Việt Phương, Phó Tổng Giám đốc của PVChem vừa được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc của PV Power.
TTC AgriS dự kiến dùng 500 tỷ đồng để thực hiện kế hoạch mở rộng thị phần nội địa, xuất khẩu các sản phẩm đường, cạnh đường và các sản phẩm thuộc ngành hàng thực phẩm, nước giải khát, sữa, bánh kẹo cho công ty con.
Bên cạnh nguồn vay bằng VND thì các khoản vay bằng ngoại tệ như USD, yen,... trở nên hấp dẫn với doanh nghiệp vì lãi suất thấp. Song nó cũng có thể là "con dao hai lưỡi" trong bối cảnh VND mất giá so với đồng ngoại tệ.