Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Bộ Thương mại Howard Lutnick. (Ảnh: Bộ Thương mại Mỹ).
Vào ngày 29/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký hai sắc lệnh hành pháp để giảm nhẹ tác động của thuế quan lên ô tô nhập khẩu bằng cách kết hợp giữa các khoản tín dụng và giảm trừ thuế đối với vật liệu.
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Howard Lutnick đã công bố thỏa thuận thuế quan đầu tiên với một quốc gia đối tác.
Trong một sắc lệnh, ông Trump đồng ý cho các nhà sản xuất ô tô hai năm để tăng tỷ lệ linh kiện nội địa trong những chiếc xe lắp ráp trong nước.
Điều này sẽ cho phép các nhà sản xuất được giảm bớt thuế khi nhập khẩu phụ tùng để lắp ráp ô tô tại Mỹ. Mức giảm tương ứng với 3,75% giá trị xe sản xuất tại Mỹ đến hết tháng 4/2026 và 2,5% sản lượng tại Mỹ đến ngày 30/4/2027. Giá trị xe được xác định dựa trên giá bán lẻ đề xuất.
Các lãnh đạo doanh nghiệp ngành ô tô đã dốc sức vận động lang chính quyền ông Trump sau khi ông công bố mức thuế quan 25% với ô tô và linh kiện nhập khẩu vào Mỹ.
Mục tiêu của Nhà Trắng khi đặt ra thuế quan ô tô là thúc đẩy các hãng xe chuyển hoạt động sản xuất về Mỹ. Song, động thái này cũng đe dọa làm xáo trộn mạng lưới sản xuất ô tô Bắc Mỹ vốn có sự gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ, Canada và Mexico, tờ Reuters cho hay.
Ông Trump giải thích lý do cho quyết định mới nhất: “Chúng tôi muốn giúp đỡ các nhà sản xuất ô tô… Nếu họ không thể kiếm được phụ tùng, chúng tôi không muốn phạt họ”.
Nhà Trắng cho biết thay đổi mới sẽ không ảnh hưởng đến mức thuế quan 25% đánh vào 8 triệu ô tô mà Mỹ nhập khẩu hàng năm và đã có hiệu lực từ đầu tháng 4. Mức thuế 25% đối với phụ tùng ô tô dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 3/5.
Autos Drive America, tổ chức đại diện cho Toyota Motor, Volkswagen, Hyundai và 9 nhà sản xuất ô tô nước ngoài khác, nhận xét sắc lệnh mới của ông Trump sẽ hỗ trợ ngành phần nào. Tuy nhiên, tổ chức này nhấn mạnh chính quyền ông Trump cần phải làm nhiều hơn nữa để “thực sự thúc đẩy mạnh mẽ” ngành ô tô Mỹ.
Cùng ngày 29/4, Bộ trưởng Bộ Thương mại Howard Lutnick tiết lộ với CNBC rằng ông đã đạt được thỏa thuận với một cường quốc nước ngoài để vĩnh viễn giảm mức thuế quan đối ứng mà Mỹ áp dụng với họ.
Song, ông từ chối tiết lộ rõ hơn do thỏa thuận vẫn đang chờ sự phê duyệt của các cấp lãnh đạo cao nhất nước đó. Ông cho biết: “Tôi đã hoàn thành một thỏa thuận thương mại. Nhưng tôi cần chờ thủ tướng và quốc hội của họ phê chuẩn”.
Các quan chức Nhà Trắng không bình luận thêm về quốc gia mà ông Lutnick nhắc đến. Nhưng ông Trump tỏ ra lạc quan về thỏa thuận thương mại với Ấn Độ. Ông chia sẻ với các phóng viên: “Việc đàm phán với Ấn Độ đang tiến triển tốt. Tôi nghĩ chúng ta sẽ có một thỏa thuận với Ấn Độ”.
Chính quyền ông Trump nhắm đến việc đạt 90 thỏa thuận với các đối tác thương mại trong 90 ngày tạm hoãn thuế quan đối ứng.
Nhà Trắng nhiều lần nói rằng họ đang đàm phán với hàng chục quốc gia. Tuần trước, ông Trump còn chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn rằng ông dự kiến sẽ “hoàn tất” các thỏa thuận thuế quan trong vòng 3, 4 tuần.
Những phát biểu cứng rắn của ông Trump xuất hiện chỉ vài ngày sau khi Nhà Trắng ra hiệu sẵn sàng đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Đây là quốc gia đông dân nhất thế giới hiện nay và có mối quan hệ thương mại ngày càng phát triển với Mỹ.
Sau thông tin Mỹ sắp đạt được thỏa thuận thương mại với một đối tác, các chỉ số chính đều đi lên. Trong đó, cả S&P 500 và Dow Jones đều lập chuỗi tăng kéo dài 6 phiên liên tiếp.
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.