OPEC+ có thể hoãn kế hoạch tăng sản lượng

Giá dầu vẫn chịu áp lực do nhu cầu yếu, khiến nhóm này lo ngại về việc bổ sung nguồn cung. Hai nguồn tin cho biết quyết định hoãn tăng sản lượng có thể được đưa ra sớm nhất vào tuần tới.

 

Nguồn tin của Reuters cho biết OPEC+ có thể sẽ hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu dự kiến vào tháng 12 thêm một tháng hoặc hơn do lo ngại về nhu cầu dầu yếu và nguồn cung tăng.

OPEC+, bao gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ cùng với Nga và các đồng minh, đã lên kế hoạch tăng sản lượng thêm 180.000 thùng mỗi ngày vào tháng 12, sau khi đã hoãn việc tăng này từ tháng 10 do giá dầu giảm.

Tuy nhiên, giá dầu vẫn chịu áp lực do nhu cầu yếu, khiến nhóm này lo ngại về việc bổ sung nguồn cung. Hai nguồn tin cho biết quyết định hoãn tăng sản lượng có thể được đưa ra sớm nhất vào tuần tới. “Việc tăng sản lượng vào tháng 12 có thể bị hoãn lại vì thị trường chưa đủ ổn định,” một nguồn tin cho biết.

Khả năng trì hoãn tăng sản lượng của OPEC+ đã giúp giá dầu tăng hơn 2% vào thứ Tư (30/10). Tuy vậy, dầu Brent hiện giao dịch quanh mức 72 USD/thùng, gần với mức thấp nhất của năm, đạt được vào tháng 9.

OPEC và văn phòng truyền thông của chính phủ Ả Rập Saudi chưa phản hồi ngay yêu cầu bình luận. Văn phòng Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak từ chối bình luận. Ông Novak từng nói trong tháng này rằng còn quá sớm để đánh giá xem thị trường có cần thêm dầu hay không.

Ba trong số các nguồn tin cho biết việc tăng sản lượng vào tháng 12 có thể bị hoãn ít nhất một tháng, trong khi một đại biểu của OPEC+ không đưa ra thời gian cụ thể. 

Việc tăng thêm 180.000 thùng mỗi ngày chỉ là một phần nhỏ trong số 5,86 triệu thùng/ngày mà OPEC+ đang cắt giảm (tương đương khoảng 5,7% nhu cầu toàn cầu). OPEC+ đã thực hiện việc cắt giảm này từ năm 2022 nhằm đẩy giá dầu lên. 

Sản lượng tăng thêm dự kiến này đến từ 8 thành viên của OPEC+. Trước đó, hồi tháng 9, các nước này cho biết sẽ nới lỏng dần cam kết giảm sản lượng 2,2 triệu thùng/ngày từ tháng 12 đến năm sau. Phần còn lại của thoả thuận cắt giảm chung (3,66 triệu thùng/ngày) sẽ được duy trì đến hết năm 2025. 

Ngày 1/12, dự kiến bộ trưởng dầu khí các nước thuộc nhóm OPEC+ sẽ tổ chức cuộc họp toàn thể để đưa ra các quyết định về chính sách sản lượng. 

Giá dầu thô tăng trở lại trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (30/10), phục hồi hơn 2% sau khi dữ liệu cho thấy tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ bất ngờ giảm vào tuần trước và các báo cáo rằng OPEC có thể trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu Brent tăng 2% lên 72,55 USD/ounce và giá dầu WTI  của Mỹ tăng 2,08% lên 68,61 USD/thùng. Thị trường đã giảm hơn 6% vào đầu tuần này vì rủi ro về một cuộc chiến tranh Trung Đông rộng lớn hơn suy yếu. 

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Chủ tịch Sao Ta: 'Tỷ lệ nội địa hoá thuỷ sản Việt Nam gần như tuyệt đối'

Theo ý kiến từ doanh nghiệp trong ngành tỷ lệ nội địa hoá thuỷ sản Việt Nam gần như tuyệt đối. Các doanh nghiệp chế biến có chuỗi cung ứng khép kín từ nuôi trồng đến chế biến phục vụ cho xuất khẩu là hoàn toàn trong nước.

Giá xăng dầu hôm nay 3/7: Tăng 3% sau khi Iran tạm dừng hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân UN

Giá dầu thô tăng 3% vào thứ Tư (2/7) sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam, tuy nhiên việc tồn kho dầu thô Mỹ bất ngờ tăng đã phần nào hạn chế đà tăng giá.

Giá thịt heo hôm nay 3/7: Thịt nạc đùi heo chững giá tại WinMart và Hà Hiền

Giá thịt heo được ghi nhận ổn định tại hai hệ thống bán lẻ trong ngày cuối tuần. Hiện tại, thịt nạc đùi heo đang được bán với giá 122.320 đồng/kg tại hệ thống cửa hàng WinMart và 126.000 đồng/kg tại Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền.

Giá phân bón ngày 3/7 giữ nguyên, phân lân giao dịch ở mức thấp

Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (3/7) kéo dài dad đi ngang tại khu vực miền Trung và Tây Nam Bộ. Theo đó, phân lân có giá bán thấp nhất khu vực, dao động từ 270.000 đến 300.000 đồng/bao.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO