OPEC vẫn chưa hoàn thành mục tiêu giảm sản lượng

Sản lượng dầu thô của OPEC vẫn ổn định trong tháng trước, khiến đợt cắt giảm mới nhất của nhóm chưa hoàn thành.

Theo khảo sát của Bloomberg, Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã bơm 26,8 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 4, ít hơn khoảng 50.000 thùng/ngày so với tháng trước. Trong đó, sản lượng tại Libya tăng nhẹ bù đắp cho sự sụt giảm ở Iran và Nigeria. 

Do đó, OPEC và các nước đồng minh vẫn chưa hoàn thành thoả thuận hạn chế sản lượng được ký vào đầu năm nay nhằm ngăn chặn tình trạng dư thừa nguồn cung. 

Iraq và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tiếp tục bơm vượt quá khoảng vài trăm thùng dầu mỗi ngày so với giới hạn đã thỏa thuận.

Tuy nhiên, việc hạn chế sản lượng của các nước khác trong liên minh - chẳng hạn như Arab Saudi, Kuwait và Algeria - đã giúp nâng giá dầu trong bối cảnh kinh tế mong manh, thúc đẩy doanh thu cho các thành viên. 

Tuy nhiên, giá dầu thô bất ngờ giảm hơn 3% xuống đáy 7 tuần trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (1/5) vì tồn kho dầu tại Mỹ bất ngờ tăng, triển vọng về một thoả thuận ngừng bắn tại Trung Đông cũng như hy vọng về các đợt hạ lãi suất tại suy yếu. 

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 3,4% xuống 83 USD trong khi giá dầu WTI  của Mỹ giảm 3,6% xuống 79 USD/thùng. 

Thay đổi lớn nhất trong tháng trước là ở Libya khi đã tăng 60.000 thùng/ngày lên gần 1,2 triệu thùng/ngày. Nước này đang dần khôi phục sản lượng đã bị trì hoãn hồi đầu năm nay do các cuộc biểu tình tại mỏ dầu lớn nhất nước này. Quốc gia Bắc Phi này được miễn các mục tiêu của OPEC+ ngành dầu mỏ của họ vẫn bị thiệt hại nặng nề sau nhiều năm xung đột nội bộ.

Sản lượng của Iraq tăng khiêm tốn lên 4,22 triệu thùng/ngày, cao hơn mục tiêu OPEC+ khoảng 220.000 thùng/ngày. Iraq và Kazakhstan đã hứa sẽ nâng hạn mức cắt giảm sản lượng nhưng thường xuyên phá vỡ cam kết, nâng sản lượng để tăng doanh thu, vực lại nền kinh tế. 

Theo khảo sát, Iran và Nigeria mỗi nước cắt giảm nguồn cung 50.000 thùng/ngày xuống lần lượt 3,13 triệu và 1,42 triệu thùng/ngày. Đứng đầu nhóm là Saudi Arabia vẫn ổn định ở mức khoảng 9 triệu thùng/ngày.

Liên minh OPEC+ gồm 22 quốc gia - bao gồm các nhà sản xuất khác như Nga - sẽ họp vào ngày 1/6 để quyết định xem có nên gia hạn cam kết cắt giảm sản lượng hiện tại sang nửa cuối năm nay hay không.

Liên minh OPEC+, do Arab Saudi và Nga dẫn đầu, đã công bố các đợt cắt giảm sản lượng mới vào đầu năm 2024 nhằm ngăn chặn tình trạng dư thừa dầu toàn cầu và hỗ trợ giá. Sự can thiệp của họ đã mang lại kết quả, hỗ trợ giá dầu thô Brent kỳ hạn gần 90 USD/thùng bất chấp lo ngại về tăng trưởng kinh tế ở những người tiêu dùng chính.

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
So sánh giá vàng 17/5: Vàng 24K mất hơn nửa triệu đồng/lượng sau một ngày

Sau phiên đấu thầu vàng lần thứ 7, giá vàng miếng trưa nay lại giảm về dưới 90 triệu đồng/lượng và vàng nữ trang 24K cũng trượt khỏi mốc 77 triệu đồng/lượng.

Giá lúa gạo tăng nhẹ đối với lúa IR 50405 trong ngày 17/5

Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (17/5) tăng. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3, năng suất trung bình 5,9 tấn/ha. Năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục với 8 triệu tấn, kim ngạch xấp xỉ 4,5 tỷ USD, tăng 17% về lượng và 35% về giá trị.

Cổ phiếu chăn nuôi heo lại đua nhau tăng trần

Thị giá BAF và HAG đạt trần trong đầu phiên sáng 17/5, DBC cũng tăng 5%. Tính trong 1 tháng gần nhất, BAF tăng xấp xỉ 20%, HAG tăng 22% và DBC tăng 20%.

Ngày 17/5, giá sắt thép xây dựng Trung Quốc tăng trở lại mức cao nhất hơn nửa tháng

Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 88 nhân dân tệ/tấn. Quặng sắt phục hồi nhờ các cuộc đàm phán về kích thích bất động sản của Trung Quốc, tồn kho thép thấp hơn.