Hôm qua, 21/3, nền tảng gọi xe công nghệ tại Việt Nam - Be Group, cho biết đã hợp tác với CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) nhằm đưa ô tô điện và xe máy điện vào hoạt động dịch vụ vận tải công nghệ.
Thông qua các đối tác tài chính là VPBank, GSM sẽ hỗ trợ tài xế của Be Group chuyển đổi từ xe chạy xăng sang xe điện, bằng các chính sách độc quyền sẽ giúp tài xế mua/thuê xe máy, ô tô điện VinFast từ GSM.
Theo tìm hiểu, ngoài Be Group, các hãng gọi xe đang hoạt động tại Việt Nam khác như Grab, Gojek cũng đã lên kế hoạch chuyển đổi hoàn toàn sang xe điện, hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 – Net Zero.
Grab - hiện là siêu ứng dụng đặt xe và giao hàng lớn nhất Đông Nam Á, không chỉ tại Việt Nam. Công ty hướng đến mục tiêu phát thải ròng carbon bằng 0, cam kết về tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG).
Từ tháng 7/2021, Grab đã bắt đầu triển khai dịch vụ mới cho phép người dùng gọi xe hybrid hoặc xe điện với mức phí tương tự như gọi xe thông thường tại thị trường Singapore. Đây là một trong những sáng kiến mới nhất của công ty nhằm thúc đẩy hệ thống giao thông thân thiện với môi trường.
Trong báo cáo ESG đầu tiên được phát hành vào tháng 6 cùng năm, Grab cho biết họ đang hướng tới "một tương lai không khí thải carbon" thông qua nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm cả việc sử dụng xe điện trong đội ngũ đối tác tài xế, cũng như các chương trình tái trồng rừng.
Trong báo cáo, Grab không đặt mục tiêu cụ thể nhưng cho biết sẽ công bố các mục tiêu hướng tới phát thải carbon bằng 0 dựa trên cơ sở khoa học và lộ trình vào thời gian tới.
“Với việc trở thành một công ty đại chúng, chúng tôi đang bám sát các cam kết về mức độ minh bạch và trách nhiệm phát triển bền vững", Giám đốc điều hành Grab Anthony Tan và đồng sáng lập Tan Hooi Ling viết trong báo cáo.
Tại Indonesia, theo Reuters, Grab dự kiến triển khai 26.000 xe điện cho tới năm 2025.
Cũng trong năm 2021, Gojek đã đặt mục tiêu không tạo ra khí thải carbon dioxide vào năm 2030. Điều này được cụ thể hoá bằng việc Gojek sẽ chuyển đổi tất cả các đội xe của họ sang xe điện. Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực gọi xe công nghệ này cũng cam kết không tạo ra chất thải thông qua quản lý nhựa dùng một lần trong hệ sinh thái.
Andre Soelistyo, Giám đốc điều hành của Gojek, cho biết: “Khu vực tư nhân cần phải hành động và giúp giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội quan trọng nhất”.
“Khi Gojek tiếp tục phát triển về quy mô và sức mạnh, với hàng triệu người dựa vào nền tảng của chúng tôi hàng ngày, chúng tôi có trách nhiệm phải làm như vậy một cách bền vững”, người đứng đầu doanh nghiệp cho biết trên tờ Nikkei.
Gojek cho biết họ đang có 2 triệu đối tác tài xế ở Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Singapore. Công ty từng nhận được đầu tư từ nhiều “gã khổng lồ” như Google và Tencent Holdings.
Tháng 5/2021, Gojek đã triển khai thử nghiệm chương trình xe điện ở Indonesia cùng đối tác công ty nhiên liệu quốc gia Pertamina và Perusahaan Listrik Negara, nhà sản xuất xe scooter Gesits, Viar, NIU Technologies, Honda và các nhà sản xuất xe hơi như Toyota Motor Corp và Mitsubishi Motors Corp.
Để chuyển đội xe sang chạy điện, Gojek sẽ phải giải bài toán về hiệu năng, hạ tầng cũng như chi phí. Để tối ưu, Gojek đang tính đến phương án thu xếp cho thuê thông qua mảng dịch vụ tài chính của mình.
Tại thị trường Việt Nam, phía Grab cho biết hiện tại chưa thể chia sẻ kế hoạch và không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của người viết. Trong khi đó, Gojek Việt Nam nói rằng sẽ phản hồi bằng văn bản qua mail.
TP HCM chính thức áp dụng bảng giá đất mới kể từ ngày 31/10/2024, với hầu hết các tuyến đường, khu vực trên địa bàn tăng từ 4-38 lần.
Cho rằng chế tài hiện nay chưa đủ mạnh với vi phạm liên quan đẩy giá bất động sản, Đại học Kinh tế Quốc dân kiến nghị tăng mức phạt với sàn địa ốc.
Giá thuê đất thương mại dịch vụ của TP HCM dự kiến tăng trung bình từ 18-53%, theo dự thảo mới của Sở Tài Chính.
Bộ Công Thương nói việc thực hiện giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa được cấp phép mang đến cho người tiêu dùng nhiều rủi ro.