Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS - Mã: GAS) thông tin năm qua tổng công ty phải đối diện với bất lợi đến từ nhiều phía như: Sự suy giảm kép và lớn hơn dự báo của nguồn khí nội địa và nhu cầu tiêu thụ khí cho sản xuất điện, cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ và loại hình năng lượng thay thế, các cơ chế chính sách cho lĩnh vực khí/LNG vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Về tình hình sản xuất, kinh doanh LPG ước đạt sản lượng kỷ lục; khí tiếp nhận (bao gồm LNG nhập khẩu) đạt gần 7 tỷ m3, bằng 102% kế hoạch năm.
Khí sản xuất và cung cấp (bao gồm khí tái hóa từ LNG) đạt trên 6,4 tỷ m3, vượt 2% mục tiêu. Condensate sản xuất và tiêu thụ trên 76.000 tấn, đạt mục tiêu. LPG sản xuất đạt 392.000 tấn, vượt 1% kế hoạch.
LPG kinh doanh đạt gần 3,1 triệu tấn, bằng 166% kế hoạch, tăng 25% so với năm 2023, chiếm 70% thị phần LPG toàn quốc. Trong đó kinh doanh LPG quốc tế đạt sản lượng gần 1,5 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay và tăng 68% so với năm 2023.
Về các chỉ tiêu tài chính, PV GAS dự kiến hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 50-82% tất cả các chỉ tiêu, trong đó doanh thu thiết lập kỷ lục.
Cụ thể, năm qua, doanh thu toàn tổng công ty ước đạt gần 130.000 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2023, tương ứng gần 13% doanh thu toàn Petrovietnam.
Doanh thu hợp nhất của riêng PV GAS đạt gần 105.000 tỷ đồng, vượt 50% kế hoạch, tăng trưởng 14% so với năm 2023. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 13.000 tỷ đồng, vượt 82% mục tiêu năm, tương ứng chiếm gần 25% lợi nhuận toàn Petrovietnam. Nộp ngân sách trên 6.000 tỷ đồng, bằng 161% kế hoạch.
Công tác đầu tư xây dựng ghi nhận giá trị giải ngân đạt gần 2.000 tỷ đồng, bằng 101% chỉ tiêu. PV GAS đã hoàn thành đầu tư dây chuyền cấp khí cho Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 - góp phần hoàn thiện chuỗi hạ tầng dự án nhập khẩu LNG tại Việt Nam.
Hoàn thành cơ bản công tác chuẩn bị đầu tư các dự án kho LNG quy mô tại tỉnh Bình Thuận, nâng công suất kho LNG Thị Vải lên 3 triệu tấn; triển khai nâng công suất send – out kho Thị Vải lên 7,7 triệu m3 khí/ngày.
Bước sang năm 2025, PV GAS dự báo sẽ phải đối diện với những khó khăn thách thức chưa từng có như nguồn cung khí nội địa tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh các nguồn khí mới chưa sẵn sàng; nhu cầu tiêu thụ khí phục vụ sản xuất điện và công nghiệp rất thiếu ổn định; giá dầu Brent được dự báo suy giảm so với năm 2024.
Một số khó khăn khác như các hoạt động đầu tư gặp nhiều khó khăn khi triển khai; các cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp khí chưa được hoàn thiện;...
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông tin mới cập nhật cho thấy, tháng 12/2024 ghi nhận có 8.843 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên phạm vi cả nước, tăng 14,8% so với tháng 11/2024 và cao hơn đáng kể so với mức trung bình tháng trong năm. Có thể, các doanh nghiệp này đang có kế hoạch để đón nhận cơ hội trong năm 2025.
Ba nhóm giải pháp chính Tổng Công ty Đức Giang sẽ tập trung xuyên suốt đó là tìm hiểu – thích ứng – thay đổi.
Công ty dự tính phát hành hơn 74 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ mới trên 8.145 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 360/QĐ-TTg.