Vĩ Mô 16/12/2024 06:47

Quảng Ninh xếp thứ hai cả nước về thu hút FDI trong 11 tháng

Với 2,29 tỷ USD đổ vào địa phương trong 11 tháng năm nay, Quảng Ninh giữ vị trí "á quân" về thu hút đầu tư FDI.

Xếp thứ hai cả nước về thu hút FDI 

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quảng Ninh xếp thứ hai cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 11 tháng năm nay, với tổng vốn đầu tư hơn 2,29 tỷ USD, chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tuy nhiên, con số này giảm 26,3% so với cùng kỳ năm trước.

IIP tăng 7,55%, hai ngành duy trì đà giảm

Ngày 4/12 vừa qua, Cục Thống kê Quảng Ninh đã công bố một số chỉ tiêu về tình hình kinh tế - xã hội trong 11 tháng năm nay. 

Theo đó, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang có dấu hiệu hồi phục trở lại. Theo đó, bình quân 11 tháng năm nay, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Quảng Ninh tăng 7,55% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn mức bình quân chung 8,4% của cả nước.

Trong 4 ngành công nghiệp cấp I, có hai ngành tiếp tục ghi nhận tăng trưởng âm là ngành khai khoáng và ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước. 

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 11 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023. (Nguồn: AM tổng hợp từ Cục Thống kê Quảng Ninh). 

Du lịch đón 3,5 triệu lượt khách quốc tế

Nhắm thu hút khách du lịch mùa thu đông, ngành du lịch địa phương đang tích cực triển khai các sản phẩm du lịch mới, đẩy mạnh quảng bá các điểm đến, kết nối với các hãng tàu biển quốc tế đến Hạ Long, theo Báo Quảng Ninh.

Theo thống kê đến hết tháng 11, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đã đạt 17,9 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 3,5 triệu lượt.

Ngoài ra, với hàng trăm gói ưu đãi và các hoạt động kích cầu du lịch đã được các đơn vị, doanh nghiệp công bố, tỉnh Quảng Ninh kỳ vọng có thể hiện thực hoá mục tiêu đón 19 triệu khách/năm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 13,3%

Ước tính 11 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tại Quảng Ninh tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước, với doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 22,1% và doanh thu dịch vụ ăn uống tăng 26,4%.

CPI tăng 3,46%, ba nhóm hàng hoá có chỉ số giá giảm

Tốc độ tăng/giảm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 11 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023. (Nguồn: AM tổng hợp từ Cục Thống kê Quảng Ninh).  

Theo số liệu từ Cục Thống kê Quảng Ninh, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 11 tháng đầu năm của tỉnh tăng 3,46%, với 8/11 nhóm hàng hoá, dịch vụ có chỉ số tăng. Ba nhóm có chỉ số giá giảm là nhóm giao thông giảm 0,41%, nhóm may mặc, giày dép và mũ nón giảm 0,65%, nhóm bưu chính viễn thông giảm 2,3%.

Thu ngân sách ước đạt 47.543 tỷ đồng

Báo cáo tại phiên họp thường kỳ tháng 11 của UBND tỉnh Quảng Ninh diễn ra ngày 3/12 vừa qua, ông Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho hay, tổng thu ngân sách Nhà nước trong 11 tháng đạt 47.543 tỷ đồng, bằng 89% dự toán Trung ương giao (53.212 tỷ đồng).

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho biết thêm, trong số 16 khoản thu ngân sách Nhà nước, có tới 11 khoản thu đã vượt và đạt tốc độ thu bình quân.

Anh My
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vĩ Mô 16/12/2024 08:15
Top 10 địa phương thu hút FDI: Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, gấp 3 lần năm trước

So với năm 2023 khi thường "trượt dài" trên các bảng xếp hạng về GRDP, thu hút FDI, trong 11 tháng đầu năm nay Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút FDI gấp hơn 3 lần, giữ vững ngôi đầu cả nước.

Vĩ Mô 16/12/2024 07:17
Xe máy trên 5 năm sẽ phải kiểm định khí thải

Chủ sở hữu xe mô tô, xe gắn máy sản xuất từ 5 năm trở lên bắt buộc phải mang xe đi kiểm định khí thải tại các trung tâm đăng kiểm.

Vĩ Mô 16/12/2024 06:47
Thưởng Tết khởi sắc

Nhiều doanh nghiệp dành mức thưởng Tết Ất Tỵ cho lao động cao hơn năm ngoái và tốt nhất từ khi Covid-19 bùng phát do kinh doanh thuận lợi, đơn hàng ổn định.

Vĩ Mô 16/12/2024 06:46
Vì sao số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng cao trong khi các chỉ số vĩ mô tích cực?

Trong năm 2024, dù hầu hết chỉ số kinh tế vĩ mô đều tích cực nhưng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn tăng cao. Điều này cho thấy, tính bền vững trong phục hồi của doanh nghiệp vẫn còn yếu và cần có dư địa chính sách hỗ trợ tốt hơn cho sự phục hồi này.