Theo chương trình do Tổng thư ký Quốc hội gửi tới đại biểu, Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Kỳ họp này.
Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội về lựa chọn 2 trong 3 nhóm vấn đề để chất vấn và trả lời chất vấn.
Tính đến 17 giờ ngày 16/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được ý kiến của 316 đại biểu Quốc hội. Kết quả, nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính có 255 đại biểu lựa chọn, chiếm trên 80%. Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo có 192 đại biểu chọn, chiếm trên 60%. Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ có 184 vị chọn, chiếm trên 58%.
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Quy chế Tổ chức hoạt động giám sát của Quốc hội, các nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 thuộc 2 lĩnh vực là giáo dục vàđào tạo và tài chính. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xây dựng Chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Cụ thể, thời gian chất vấn và trả lời chất vấn là 1,5 ngày (từ ngày 19/6 đến hết buổi sáng ngày 20/6). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì, điều hành phiên chất vấn.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn sẽ trả lời nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nội dung chất vấn tập trung vào thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Đặc biệt, việc thực hiện quy định của pháp luật về dạy thêm, học thêm là nội dung được lựa chọn chất vấn lần này. Cùng với đó là công tác bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long và Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Nội vụ, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Công an, cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Tiếp đó là Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng sẽ trả lời chất vấn về giải pháp về công tác tài chính cho phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, xác lập, thúc đẩy động lực tăng trưởng mới.
Nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn lần này còn có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế; giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cơ chế, chính sách thúc đẩy, thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế cũng là nội dung được lựa chọn.
Hai Phó Thủ tướng là ông Hồ Đức Phớc và Nguyễn Chí Dũng cùng Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Từ 10 giờ 20 phút sáng 20/6, Thủ tướng Chính phủ sẽ có báo cáo về những vấn đề liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Cao tốc nối hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị dài 65,5 km, vốn đầu tư gần 9.920 tỷ đồng, sẽ được thông xe kỹ thuật và đưa vào khai thác cuối tháng 6.
Hệ thống kè chống ngập và sạt lở, tạo mỹ quan đô thị tại Cần Thơ vốn đầu tư hàng nghìn tỷ, xây từ năm 2001, đến nay cơ bản hoàn thành, phát huy tác dụng.
Ngày 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất tiếp tục bị dột nước tại sảnh chờ và băng chuyền hành lý trong cơn mưa lớn chiều 24/5, dù mới đưa vào khai thác hơn một tháng.