Kinh tế Quốc tế 25/06/2024 06:58

S&P 500 và Nasdaq Composite đỏ lửa, cổ phiếu Nvidia mất 13% sau ba phiên

Chỉ số Dow Jones tăng hơn 250 điểm nhờ cổ phiếu ngân hàng và dầu khí. Trong khi đó, S&P 500 và Nasdaq Composite tiếp tục giảm điểm do cổ phiếu Nvidia đi xuống.

Theo CNBC, trong phiên giao dịch ngày 24/6, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 261 điểm, tương đương 0,67% và đóng cửa ở mức 39.411 điểm.

Chỉ số S&P 500 giảm 0,31%, chốt phiên với 5.448 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tụt 1,09% xuống 17.497 điểm - đánh dấu phiên giao dịch khó khăn nhất kể từ tháng 4. 

Trong những ngày vừa qua, Dow Jones đã phục hồi, trong khi S&P 500 và Nasdaq Composite tiếp tục giảm điểm. 

Công nghệ là lĩnh vực giảm mạnh nhất trong S&P 500, mất hơn 2%. Trong khi đó, năng lượng tăng 2,7%, tài chính và tiện ích đồng loạt đi lên khoảng 1%.

Cổ phiếu của các thành viên thuộc Dow Jones cũng ghi nhận kết quả tích cực. JPMorgan Chase tăng 1,3%, Goldman Sachs và Chevron đồng loạt tăng hơn 2%. 

 

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu Nvidia đã giảm khoảng 6,7%. Trong tuần trước, cổ phiếu này cũng đã mất khoảng 4%. Đợt thoái lui này diễn ra sau khi Nvidia soán ngôi Microsoft để trở thành công ty niêm yết có vốn hóa cao nhất thế giới. 

Bất chấp việc giảm khoảng 13% trong ba phiên vừa qua, cổ phiếu Nvidia vẫn đang ghi nhận mức tăng hơn 145% từ đầu năm cho tới nay. 

Theo ông Larry Tentarelli, chiến lược gia cấp cao tại Blue Chip Daily Trend Report, sự thoái lui của cổ phiếu Nvidia là “khá lành mạnh”.

“Tuần trước và hiện tại, chúng ta đang chứng kiến một xu hướng lành mạnh. Đây là một sự tạm dừng tốt đẹp cho lĩnh vực công nghệ và xoay trục sang một số lĩnh vực khác đang bị thụt lùi”, ông nói.

Nvidia đã giảm khoảng 13% từ mức đỉnh.

Sự hưng phấn của thị trường với trí tuệ nhân tạo (AI) đã thúc đẩy các chỉ số chính đạt những kỷ lục mới, bất chấp việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lùi kỳ vọng về số lần cắt giảm lãi suất và nền kinh tế có dấu hiệu chậm lại. Từ đầu năm đến nay, chỉ số S&P 500 đã tăng 14,6% và lập 31 kỷ lục. 

 

Trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ theo dõi chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCEPI) tháng 5, thước đo lạm phát ưa thích của Fed. 

Ngày 24/6, Chủ tịch Fed chi nhánh San Francisco Mary Daly cho biết ngân hàng trung ương này đã đạt được tiến bộ trong nỗ lực giảm lạm phát nhưng vẫn chưa thể bỏ cuộc.

“Chúng tôi đã đạt nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm”, bà Daly nói trong bài phát biểu. “Chính sách tiền tệ đang phát huy tác dụng, nhưng chúng tôi cần phải hoàn thành công việc”. 

Bà cũng nêu ra nhiều kịch bản, bao gồm: lạm phát hạ nhiệt chậm đòi hỏi lãi suất phải duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn; lạm phát hạ nhiệt nhanh khiến Fed phải cắt giảm sớm; hoặc “giảm từ từ và có sự tái cân bằng trên thị trường lao động”, giúp Fed có thể bình thường hóa chính sách dần dần, như nhiều người mong đợi. 

Bà Daly nói: “Chúng ta cần sẵn sàng ứng phó với bất kỳ diễn biến nào của nền kinh tế”.

Minh Quang
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh tế Quốc tế 28/09/2024 14:25
Các nhà đầu tư Trung Đông đang 'rót' vốn kỷ lục vào Trung Quốc

Các nhà đầu tư Trung Đông với nguồn lực tài chính dồi dào đang triển khai số vốn kỷ lục ở Trung Quốc, trong khi các công ty khác trên toàn cầu rút lui.

Kinh tế Quốc tế 28/09/2024 09:25
Fed hạ lãi suất nhưng lợi suất trái phiếu kho bạc vẫn tăng: Chuyện gì đang xảy ra?

Dù Fed đã hạ lãi suất 50 điểm cơ bản vào tuần trước, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn tăng cao, đặc biệt là ở các kỳ hạn dài hơn.

Kinh tế Quốc tế 28/09/2024 07:37
Dow Jones lập đỉnh mới khi lạm phát tháng 8 về sát mục tiêu 2%

Dow Jones đã lên mức kỷ lục mới khi thị trường đón nhận tin tức tích cực từ chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân - thước đo lạm phát ưa thích của Fed. Trong khi đó, S&P 500 và Dow Jones quay đầu giảm do ảnh hưởng từ cổ phiếu Nvidia.

Kinh tế Quốc tế 27/09/2024 21:25
Mức thuế 100% của Mỹ đối với xe điện Trung Quốc chính thức có hiệu lực

Tổng thống Mỹ cho biết việc tăng thuế này là nhằm mục đích ngăn chặn Trung Quốc có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc làm trong lĩnh vực chế tạo của Mỹ.