Ngày 9/11, Trang thông tin điện tử tổng hợp VietnamBiz phối hợp với Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam (CFO Việt Nam) tổ chức Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền – Tracking the Cash Flow”.
Tại Diễn đàn, các chuyên gia nhận định về dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 đạt khoảng 6%, tích cực hơn năm 2023.
Nhận định khá thận trọng, ông Nguyễn Xuân Thành, chuyên gia kinh tế, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright cho rằng tăng trưởng GDP năm nay có thể đạt 5 - 5,5%, do đó mục tiêu 6 - 6,5% cho năm 2024 rất nhiều bất trắc.
"GDP có thể tăng trưởng tốt theo hướng đạt 6,7% nếu các chỉ số vĩ mô tích cực và chính sách tiền tệ không đảo chiều. Vấn đề của thị trường bất động sản chưa thể giải quyết được trong năm 2024. Nếu kinh tế toàn cầu xấu đi và chính sách tiền tệ nới lỏng thì phải xem xét lại", ông Thành nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Duy Linh, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán VPBank dự báo tăng trưởng GDP năm sau đạt 6%, khá phù hợp với dự báo của các tổ chức quốc tế. Ông nhắc lại năm nay sản xuất đã phục hồi, xuất khẩu cũng phục hồi. Năm sau, động lực tăng trưởng vẫn tiếp tục được đẩy mạnh từ đầu tư công, đặc biệt là các dự án cao tốc, vành đai như sân bay Long Thành, vành đai 3 TP HCM, vành đai 4 Hà Nội.
Ông Trần Hoài Nam, Phó Tổng Giám đốc HDBank đồng tình cho rằng mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là trong khả năng. "Đứng về góc độ thị trường, năm 2023 là một năm khó khăn để làm kinh doanh. Năm 2024 cũng là một năm khó khăn. Song, những cái gì khó quá đã ở lại sau lưng rồi", ông nói.
Chiều 9/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội, lạm phát 4 - 4,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 4.730 USD.
Thảo luận trước đó, một số ý kiến cho rằng bối cảnh kinh tế năm 2024 vẫn đối diện nhiều rủi ro, khó đoán định, nên mục tiêu GDP tăng 6 - 6,5% là khá cao, nên ở mức thấp hơn, khoảng 5-6%.
Báo cáo tiếp thu, giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay kịch bản GDP năm 2024 được đưa ra trên cơ sở tính tới các yếu tố thuận lợi, khó khăn và mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2021-2025).
Các động lực tăng trưởng về đầu tư (đầu tư tư nhân, FDI, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ. Những khó khăn, thách thức lớn cơ bản đã được nhận diện, tập trung tháo gỡ; các vấn đề tồn đọng tiếp tục được tập trung xử lý hiệu quả, nhất là về doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp. Nhiều dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia có tác động lan tỏa đang được đẩy nhanh đưa vào khai thác.
Trên cơ sở GDP năm nay đạt trên 5% nên dự kiến mức tăng năm sau 6 - 6,5%, mục tiêu này thể hiện quyết tâm của Chính phủ tiếp tục phục hồi, phát triển bền vững kinh tế, xã hội. Nhưng để đạt mục tiêu này, cơ quan thường trực Quốc hội đề nghị Chính phủ chủ động hơn trong điều hành.
Thủ tướng chỉ đạo các địa phương xuất cấp dự trữ để khắc phục các vấn đề cấp bách về ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa bệnh của người dân sau bão.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Thái Bình đã đo được gió mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 12; lượng mưa trung bình toàn tỉnh từ ngày 6/9 đến 19h ngày 7/9 là 203,4mm, đặc biệt có nơi cao hơn như An Hiệp (Quỳnh Phụ) 419,4mm.
Sân bay Nội Bài có 32 chuyến bay bị chậm giờ, 29 chuyến phải hủy do ảnh hưởng của bão Yagi, theo đại diện Cảng Hàng không Nội Bài.
Sáng sớm 8/9, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các đơn vị về tình hình bão số 3 và triển khai việc khắc phục thiệt hại do bão gây ra.