Cục Thống kê, Bộ Tài chính vừa công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2025. Trong đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020 - 2025.
Tăng trưởng GDP quý I các năm 2020 - 2025. (Hạ An tổng hợp từ Cục Thống kê).
Kết quả tăng trưởng quý I/2025 tuy đã đã vượt mục tiêu đặt ra cho kịch bản tăng trưởng cả năm trên 7%, trong đó quý I/2025 đạt 6,2% - 6,6% song chưa đạt mục tiêu tăng trưởng 7,7% theo kịch bản tăng trưởng cả năm 2025 đạt 8,0% trở lên.
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 3,74%, đóng góp 6,09% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,42%, đóng góp 40,17%; khu vực dịch vụ tăng 7,70%, đóng góp 53,74%.
Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng GDP quý I/2025. (Nguồn: Hạ An tổng hợp từ Cục Thống kê).
Cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng đạt mục tiêu đề ra trong quý I với sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm, sản lượng gỗ khai thác và sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng khá nhờ ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp quý I/2025 tăng 3,53% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,32 điểm % vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,67% nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm %; ngành thủy sản tăng 3,98%, đóng góp 0,09 điểm %.
Tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 đến nay.(Hạ An tổng hợp từ Cục Thống kê).
Đối với khu vực công nghiệp và xây dựng, sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I/2025 tăng 7,32% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 6,71%), đóng góp 2,39 điểm % vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,28%, đóng góp 2,33 điểm %; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,60%, đóng góp 0,18 điểm %; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,81%, đóng góp 0,05 điểm %; riêng ngành khai khoáng giảm 5,76%, làm giảm 0,17 điểm %. Ngành xây dựng tăng 7,99%, cao hơn so với tốc độ tăng 7,57% của quý I/2024, đóng góp 0,48 điểm %.
Trong khu vực dịch vụ, nhu cầu tiêu dùng vào dịp Tết Nguyên đán và số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao góp phần cho tăng trưởng của ngành thương mại và dịch vụ đạt mức tăng khá cao.
Đóng góp của một số ngành dịch vụ vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế quý I năm nay như sau: Ngành vận tải kho bãi tăng 9,90% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,67 điểm %; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,31%, đóng góp 0,27 điểm %; ngành bán buôn và bán lẻ tăng 7,47%, đóng góp 0,83 điểm %; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,83%, đóng góp 0,41 điểm %; ngành thông tin và truyền thông tăng 6,66%, đóng góp 0,45 điểm %.
Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2025, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,56%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,31%; khu vực dịch vụ chiếm 43,44%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,69%.
Về sử dụng GDP quý I/2025, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,45% so với cùng kỳ năm trước, tích lũy tài sản tăng 7,24%, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,71%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,45%.
Nhìn chung, kinh tế Hải Phòng vẫn giữ vững phong độ trong quý I năm nay, với GRDP tăng 11,07% và tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp, thu hút đầu tư cũng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực.
Tính trong tổng quy mô 36 tỷ USD của nền kinh tế số Việt Nam, thương mại điện tử đang chiếm tới 2/3, đạt khoảng 25 tỷ USD.
Tổng thống Donald Trump đã ra thông báo sẽ tạm hoãn mức thuế quan đối ứng cao hơn với gần 60 đối tác thương mại bao gồm Việt Nam trong vòng 90 ngày. Động thái này có thực sự báo hiệu Washington đang “hạ nhiệt”, hay chỉ là quãng nghỉ tạm thời trước những bước đi khó lường kế tiếp? Doanh nghiệp và nhà đầu tư cần chuẩn bị ra sao để vừa hạn chế rủi ro, vừa tranh thủ cơ hội mới xuất hiện?
Theo PGS. TS Phạm Thế Anh, nếu quá dễ dãi với tín dụng, chính sách tiền tệ, giải ngân đầu tư công để bằng mọi giá đạt mục tiêu tăng trưởng thì sẽ rất rủi ro cho nền kinh tế, nguy cơ lạm phát, mất giá tiền tệ, thâm hụt ngân sách và đặc biệt là bong bóng giá tài sản sẽ xuất hiện.