CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel (Mã: VTR) vừa công bố nghị quyết của HĐQT thông qua việc tạm dừng hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng đã nộp Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
Mục đích tạm dừng phương án chào bán là để điều chỉnh phương án sử dụng vốn chi tiết đảm bảo với nhu cầu thực tế của công ty.
Vietravel cho biết sau khi có phương án mới, công ty sẽ nộp lại hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng cho UBCKNN.
Trước đó, Vietravel có kế hoạch chào bán gần 28,7 triệu cổ phiếu, tương đương 100% số cổ phiếu đang lưu hành. Giá phát hành là 12.000 đồng/cp, thấp hơn 44% giá cổ phiếu VTR chốt phiên 25/12 (21.400 đồng/cp). Tỷ lệ thực hiện quyền là 1:1.
Nếu hoàn tất chào bán, vốn điều lệ của doanh nghiệp dự kiến tăng từ 292 tỷ lên 579 tỷ đồng.
Trong số 344 tỷ thu được từ đợt chào bán, doanh nghiệp dự kiến dùng 313 tỷ để trả nợ đến hạn cho các ngân hàng, 31 tỷ còn lại để trả lương cho người lao động.
Tính tới ngày 30/9, Vietravel có tổng dư nợ vay là 911 tỷ, gấp 1,95 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 33% tổng nguồn vốn. Trong đó có 891 tỷ là vay ngắn hạn, chủ yếu từ ngân hàng để bổ sung vốn lưu động.
Về tình hình kinh doanh, 9 tháng đầu năm, Vietravel ghi nhận 5.259 tỷ doanh thu thuần, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty báo lãi giảm hơn 44% còn 31 tỷ đồng do tăng mạnh chi phí lãi vay và quản lý doanh nghiệp.
Năm 2024, công ty lên kế hoạch doanh thu 6.921 tỷ, lãi trước thuế 68 tỷ đồng và đã thực hiện được 59% chỉ tiêu lợi nhuận sau ba quý.
Trước Vietravel thì có hai doanh nghiệp cũng xin tạm dừng chào bán cổ phiếu trong tháng 12 là Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp - Mã: DIG) vàTổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (Mã: NHA).
Trong đó, DIC Corp xin dừng chào bán 200 triệu cổ phiếu với giá 15.000 đồng/cp sau khi được UBCKNN chấp thuận để đảm bảo lợi ích của cổ đông trong điều kiện thị trường chứng khoán không thuận lợi.
Còn NHA nêu lý do dừng chào bán hơn 8,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông với giá 10.000 đồng/cp là để thay đổi phương án chào bán phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại, kế hoạch huy động và sử dụng vốn trong thời gian tới.
Quốc Tế Holding lỗ sau thuế hơn 70,8 tỷ đồng sau kiểm toán năm 2023 nhưng lại công bố chỉ thâm hụt hơn 4,4 tỷ lợi nhuận nên bị phạt.
Ngoài xét kháng cáo xin giảm án tù, tiền bồi thường của cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo, tòa phúc thẩm còn đánh giá nguyện vọng của 518 bị hại, người liên quan.
Thị trường hiện đã có 5 đơn vị xếp hạng tín nhiệm được cấp phép hoạt động tại Việt Nam là Saigon Ratings, FiinRatings, VIS Rating, S&I Ratings và Thien Minh Rating.
Nhiều doanh nghiệp dầu khí đề ra chỉ tiêu lợi nhuận giảm hai chữ số cho năm 2025, trái lại có đơn vị kỳ vọng lãi đột biến năm tới.