Thêm một doanh nghiệp thuỷ sản Trung Quốc bị cấm xuất khẩu sang Mỹ

Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã bổ sung thêm một nhà chế biến thủy sản lớn khác của Trung Quốc vào danh sách các công ty bị cấm xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ vì vấn đề lao động cưỡng bức, đồng thời đóng cửa đối với nguồn tôm đỏ chế biến chính của Argentina.

 

Theo Undercurrent News, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã bổ sung thêm một nhà chế biến thủy sản lớn khác của Trung Quốc vào danh sách các công ty bị cấm xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ vì vấn đề lao động cưỡng bức, đồng thời đóng cửa đối với nguồn tôm đỏ chế biến chính của Argentina. 

DHS đã thêm Shandong Meijia Group Co., Ltd. (còn được gọi là Rizhao Meijia Group) vào danh sách cấm xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ theo Đạo luật phòng chống lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (UFLPA).

Hai trong số các thành viên trực thuộc của Tập đoàn Shandong Meijia – Rizhao Meijia Aquatic Foodstuff Co. và Rizhao Meijia Keyuan Food Co. – là những nhà xuất khẩu tích cực tôm đỏ Argentina cho khách hàng ở Mỹ và Canada.

Ông Robert Silvers, Chủ tịch Lực lượng đặc nhiệm thực thi lao động cưỡng bức (FLETF) trực thuộc DHS cho biết  Mỹ đang cụ thể hoá các bước nhằm loại bỏ hàng hoá được sản xuất từ lao động cưỡng bức ra khỏi chuỗi cung ứng của mình. Điều bắt buộc là các công ty phải tiến hành thẩm định và biết sản phẩm của họ đến từ đâu.

Trước đó, hồi năm 2023, một báo cáo do tổ chức báo chí độc lập The Outlaw Ocean Project biên soạn trên tờ The New Yorker đã phát hiện một số nhà máy hải sản Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ. Họ được cho là bị buộc phải dời Tân Cương, để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng sau đó được bán cho các khách hàng quan trọng ở Châu Âu và Bắc Mỹ.

Đầu năm nay, Liên minh Tôm miền Nam (SSA), hiệp hội thương mại đại diện cho các nhà thu hoạch và chế biến tôm nội địa của Mỹ ở Vịnh Mexico và bờ biển phía đông nam,  đã kiến ​​nghị FLETF bổ sung 8 nhà máy chế biến thủy sản của Trung Quốc, bao gồm Tập đoàn Shandong Meijia và các công ty con, Công ty Thực phẩm Rizhao Jiayuan và Công ty Thực phẩm Keyuan Rizhao Meijia, vào danh sách bị cấm xuất khẩu sang thị trường này vì liên quan đến lao động cưỡng bức. 

Năm ngoái, Mỹ nhập khẩu 31,5 triệu pound tôm đỏ Argentina, giảm so với 38,2 triệu pound năm 2020.

Theo đánh giá SSA 12 triệu pound ( tương đương 32%), tôm đỏ Argentina nhập khẩu vào Mỹ được chế biến tại Trung Quốc, dù vẫn ghi xuất xứ Argentina.

Kể từ tháng 1/2023, hơn 265 container tôm Argentina đã được các nhà xuất khẩu Trung Quốc vận chuyển đến Mỹ. SSA cho biết sản phẩm này cạnh tranh về doanh số  với tôm hồng do những người đánh bắt tôm Mỹ ở Vịnh Mexico và Nam Đại Tây Dương.Loại tôm đánh bắt tự nhiên này được bán dưới dạng sushi trong các nhà hàng và cửa hàng tạp hóa bán lẻ trên khắp nước Mỹ mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nó có thể được đóng gói trong các nhà máy chế biến hải sản của Trung Quốc sử dụng lao động của người Duy Ngô Nhĩ.

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá heo hơi hôm nay 29/9: Thị trường phía Bắc quay đầu giảm vào cuối tuần

Nhìn chung, đà giảm đã xuất hiện tại miền Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ sau nhiều ngày duy trì tăng mạnh. Theo khảo sát, giá heo hơi trên cả nước hiện dao động trong khoảng 64.000 - 70.000 đồng/kg.

Nam Phi khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế và chống bán phá giá với lốp xe ô tô, xe buýt

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), nguyên đơn là Hiệp hội Sản xuất lốp xe Nam Phi; ngày khởi xướng điều tra 20/9/2024; biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam là 84%.

Giá xăng dầu hôm nay 28/9: Xác lập một tuần giảm mạnh vì lo ngại nguồn cung

Giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch ngày 27/9 nhưng giảm trong tuần do các nhà đầu tư cân nhắc kỳ vọng về nguồn cung toàn cầu cao hơn, bất chấp các biện pháp kích thích kinh tế mới từ nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu Trung Quốc.

Giá vàng hôm nay 28/9: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát 83,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tiếp tục lập kỷ lục mới bất chấp giá vàng thế giới giảm trong phiên giao dịch ngày 27/9 vì áp lực chốt lời sau khi liên tiếp lập đỉnh mới. Kim loại quý cũng đang trong đà ghi nhận quý thể hiện tốt nhất trong hơn 8 năm nhờ việc Mỹ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.