Vĩ Mô 17/08/2022 13:59

Thống nhất phương án đầu tư hai tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và Thủ Thiêm - Long Thành

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT thống nhất với UBND các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND TP HCM và các cơ quan liên quan để đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và Thủ Thiêm - Long Thành.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc giao cơ quan có thẩm quyền đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và Thủ Thiêm - Long Thành. 

Tại công văn này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thống nhất với UBND các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND TP HCM và các cơ quan liên quan về phương án đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và Thủ Thiêm - Long Thành theo đúng ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 1941/VPCP-CN ngày 30/3/2022 của Văn phòng Chính phủ.

Chỉ đạo của Phó Thủ tướng được đưa ra sau khi UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất rút khỏi 2 tuyến đường sắt này và kiến nghị Bộ GTVT làm đầu mối thực hiện dù trước đó chính địa phương này đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao tỉnh thực hiện các dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành và Biên Hòa - Vũng Tàu và đã được thông qua.

Vào cuối tháng 7/2022, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi Bộ GTVT, kiến nghị để Bộ GTVT đầu tư 2 tuyến đường sắt này, thay vì giao địa phương đầu tư như trước đó.

Nguyên nhân khiến UBND Đồng Nai "xin rút" là bởi tỉnh cho rằng, việc đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và Biên Hòa - Vũng Tàu, theo quy định của Luật Đường sắt 2017, thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT vì đây là 2 tuyến đường sắt quốc gia.

Hơn nữa, Bộ GTVT đã giao Ban Quản lý Dự án đường sắt lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 2 tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và Biên Hòa - Vũng Tàu vào tháng 10/2019. Ban Quản lý Dự án đường sắt đang tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 2 tuyến này. Dự kiến sẽ có kết quả lựa chọn đơn vị tư vấn trong quý III/2022.

Đươc biết, cả 2 tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và Thủ Thiêm - Long Thành đều được đầu tư theo hình thức PPP.

Cụ thể đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu có chiều dài khoảng 65km. Điểm đầu: Ga Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối: Cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải. Quy mô đề xuất thực hiện khổ 1.435mm, trong đó: Đoạn Biên Hòa - Thị Vải đường đôi, đoạn Thị Vải - Vũng Tàu đường đơn, tổng mức đầu tư khoảng 50.822 tỷ đồng.

Tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, chiều dài khoảng 37,5km. Điểm đầu: Ga Thủ Thiêm, Thủ Đức, TPHCM; điểm cuối: Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Quy mô đề xuất thực hiện: đường đôi, khổ 1.435mm, chỉ phục vụ hành khách, tổng mức đầu tư khoảng 40.566 tỷ đồng.

Hạ An
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vĩ Mô 06/05/2024 16:25
Bộ Công an đề xuất phạt tới 500 triệu đồng nếu để lộ dữ liệu cá nhân từ 1 triệu người

Bộ Công an đề xuất mức phạt tới 350 - 500 triệu đồng đối với hành vi để lộ, mất dữ liệu cá nhân của 1 - 5 triệu người. Từ 5 triệu người trở lên sẽ phạt tới 5% tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Vĩ Mô 06/05/2024 16:08
Dự án đường dây 500kV mạch 3 đang chậm tiến độ, Chủ tịch EVN yêu cầu dồn mọi nguồn lực

Theo Chủ tịch EVN, Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối là dự án trọng điểm, cấp bách cấp quốc gia, có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, đặc biệt là đảm bảo điện cho miền Bắc trong thời gian tới.

Vĩ Mô 06/05/2024 15:17
Lo doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu gặp khó, VCCI đề nghị duy trì thuế giá trị gia tăng 0%

Theo VCCI, hầu hết doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ xuất khẩu đang phải cạnh tranh với đối thủ đến từ các nước đang phát triển. Nếu họ phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% hoặc 5% thì có nguy cơ mất khách hàng, mất thị phần.

Vĩ Mô 06/05/2024 15:05
Áp lực lạm phát và dự trữ ngoại hối sẽ khiến NHNN thận trọng hơn trong nới lỏng chính sách tiền tệ

Theo các chuyên gia, lượng dự trữ ngoại hối đã giảm mạnh cùng với áp lực tỷ giá, lạm phát vẫn ở mức cao là những lý do khiến NHNN có thể thận trọng hơn trong việc duy trì nới lỏng chính sách tiền tệ.