Sáng 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Theo báo cáo của các địa phương, tổng hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặc dù đã tập trung, quyết liệt chỉ đạo từ sớm, từ xa nhưng bão số 3 vẫn gây những thiệt hại lớn về người, nhà cửa, hạ tầng (nhất là điện lực, viễn thông), tàu thuyền, cây xanh, sản xuất nông nghiệp…
Thống kê sơ bộ thiệt hại (cập nhật mới nhất đến thời điểm sáng 8/9), đã có 4 người chết (Quảng Ninh 3, Hải Dương 1); 200 người bị thương (Quảng Ninh 58, Hải Phòng 20); 13 người mất tích (7 người trên tàu Tiến Thành 5 và 6 người trên tàu kéo biển Hồng Gai bị đứt neo trôi dạt không liên lạc được).
Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng cho biết sau Hội nghị, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục về các địa phương để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, ứng phó thiên tai sau bão; tổ chức các tổ công tác gọn nhẹ, nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.
Thủ tướng đánh giá cơn bão số 3 có cường độ mạnh, tăng nhanh; mạnh nhất trong 30 năm qua; tăng cấp không theo quy luật; thời gian lưu bão trên đất liền dài hiếm có; diễn ra trên diện rộng.
Thủ tướng cũng nêu rõ 5 mục tiêu sắp tới. Thứ nhất là tập trung cao độ cho việc cứu người, rà soát, tìm kiếm người mất tích; cứu chữa những người bị thương, nhất là những người bị thương nặng...
Thứ hai là không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ ở, không có nơi nương tựa; không để các cháu học sinh thiếu lớp, thiếu trường; không để người bệnh không có nơi khám chữa bệnh.
Thứ ba là khắc phục các sự cố về điện, nước, viễn thông và các lĩnh vực khác để phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.
Thứ tư là thống kê thiệt hại chính xác, khách quan để có giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả, kịp thời.
Thứ năm là ứng phó hậu quả hoàn lưu bão như lũ ống, lũ quét, sạt lở, sụt lún…
Về giải pháp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các lực lượng cứu nạn cứu hộ tiếp tục ứng trực để kịp thời ứng cứu, khắc phục hậu quả, ứng phó thiên tai. Các cơ quan liên quan tiếp tục duy trì công tác dự báo và truyền thông; chú ý thông tin hướng dẫn kỹ năng ứng phó thiên tai.
Chính quyền địa phương, các bộ, ngành theo thẩm quyền sử dụng dự trữ cho phòng chống thiên tai (về tài chính, phương tiện, vật tư…) để khôi phục các hoạt động trở lại bình thường.
Các địa phương xuất cấp dự trữ để khắc phục các vấn đề cấp bách về ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa bệnh của người dân và đề xuất hỗ trợ của Trung ương từ ngân sách dự phòng.
Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì xử lý, quyết định, việc này cần làm ngay, hoàn thành trước 18h ngày hôm nay và sau đó tiếp tục bổ sung nếu cần thiết.
"Đặc biệt, các địa phương phải thống kê ngay, xuất cấp ngay gạo dự trữ, cần bao nhiêu xuất bấy nhiêu, quan trọng là phải thống kê chính xác, minh bạch, tránh tiêu cực xảy ra", Thủ tướng Chính phủ nói và nhấn mạnh tập trung sửa chữa trường học, lớp học.
Bên cạnh đó, Thủ tướng kêu gọi người dân, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp không bị thiệt hại hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp bị thiệt hại, "có ít góp ít, có nhiều góp nhiều, có của góp của, có công góp công".
Trong năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tại 63/63 tỉnh, thành ghi nhận tăng trưởng, trong đó có 10 địa phương có mức tăng trên 10%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện hợp tác trong lĩnh vực khoa học, thông tin truyền thông, văn hoá,...
Khu kinh tế Ninh Cơ có diện tích 13.950 ha, được xây dựng nhằm khai thác tối đa lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao và vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các địa bàn lân cận của tỉnh Nam Định.
Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp CIEM, mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng nhưng tỷ trọng giá trị gia tăng trong nước trong xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm, từ 59,5% năm 2005 xuống 55,1% năm 2015, và còn 52,0% năm 2020.