Phát biểu tại Chương trình, các đại biểu nhấn mạnh, Việt Nam là một quốc gia rất quan trọng trong khu vực; sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam mang lại niềm vui cho cộng đồng doanh nghiệp Malaysia và môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng đổi mới và an toàn.
Đặc biệt, các doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ của Việt Nam đang rất nổi trội trên thị trường hiện nay.
Ông Tan Sri Dato' Soh Thian La, Chủ tịch Liên đoàn Nhà sản xuất Malaysia. (Ảnh: VGP).
Ông Tan Sri Dato' Soh Thian La, nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Malaysia, hiện là Chủ tịch Liên đoàn Nhà sản xuất Malaysia; ông Nivas Ragavan, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Kuala Lumpur và Selangor; ông Datuk Ng Yih Pyng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hoa kiều... đều đánh giá quan hệ giữa hai nước ngày càng gần gũi, phát triển năng động và hai bên còn nhiều cơ hội mở rộng hợp tác trong các ngành chiến lược, như năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...
Bên cạnh đó, môi trường đầu tư - kinh doanh của Việt Nam không ngừng được cải thiện, được cộng đồng quốc tế, nhà đầu tư đánh giá tích cực; nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã lựa chọn Việt Nam là trung tâm sản xuất chiến lược, kết nối với các chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong 4 tháng đầu năm 2025, vốn FDI thực hiện đạt trên 6,7 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2020-2025, cho thấy Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Malaysia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam trong ASEAN (sau Thái Lan) và thứ 9 trên thế giới. Malaysia cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam trong ASEAN (sau Thái Lan và Campuchia). Thương mại song phương Malaysia - Việt Nam năm 2024 đạt 18,14 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm 2023.
Về đầu tư, Malaysia là nhà đầu tư lớn thứ 3 trong ASEAN tại Việt Nam (sau Singapore và Thái Lan), đứng thứ 10/150 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 770 dự án còn hiệu lực và tổng số vốn 13,6 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam hiện có 27 dự án đầu tư sang Malaysia với tổng vốn đăng ký đạt 855 triệu USD.
Hai bên còn là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn, hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng ở khu vực (FTA ASEAN +, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực - RCEP, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP...).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. (Ảnh: VGP).
Phát biểu tại Chương trình về định hướng phát triển thời gian tới, Thủ tướng cho biết năm 2025 là năm Việt Nam thực hiện "tăng tốc, bứt phá, về đích" để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, tạo tiền bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
Trên tinh thần đó, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt ít nhất 8% và phấn đấu đạt mức tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tới; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Để đạt mục tiêu này, Việt Nam đang tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều nhóm giải pháp để thực hiện ba đột phá chiến lược, tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, theo hướng "thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh".
Trong đó, hoàn thiện thể chế theo hướng vượt trội, đồng thời hài hòa hóa với khu vực ASEAN cũng như thế giới; đẩy mạnh kết nối hạ tầng thông suốt giữa các tỉnh, các vùng, kết nối quốc gia, quốc tế theo hướng đồng bộ, hiện đại; đào tạo nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động.
Cùng với đó, thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài, cắt giảm ít nhất 30% thủ tục và thời gian, chi phí tuân thủ; chuyển trạng thái từ thụ động xử lý sang chủ động phục vụ công việc cho người dân và doanh nghiệp.
Đồng thời, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, phát động phong trào toàn dân làm giàu; thúc đẩy hội nhập quốc tế trong tình hình mới, mở rộng quan hệ với các quốc gia và đối tác quốc tế; dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới và quốc tế hóa các giá trị, bản sắc văn hóa Việt Nam.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh cam kết của Chính phủ Việt Nam với nhà đầu tư về bảo đảm quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, tiếp cận bình đẳng các nguồn lực của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, bảo đảm các quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư; không hình sự hóa các quan hệ dân sự - kinh tế, ưu tiên biện pháp kinh tế trong xử lý các vụ việc.
Người đứng đầu Chính phủ mong các doanh nghiệp Malaysia tiếp tục mở rộng đầu tư, tin tưởng và gắn bó với Việt Nam trong quá trình phát triển.
Đồng thời, không ngừng đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng của hai quốc gia, hạnh phúc, ấm no của người dân cũng như mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Malaysia vì hòa bình và thịnh vượng.
Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối trong ASEAN, trong đó có kết nối giữa Việt Nam và Malaysia, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, kết nối số, chia sẻ dữ liệu, kinh tế sáng tạo….
Cũng như làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng, theo hướng bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Phía ngoài tòa nhà "Hàm cá mập" đoạn đầu phố Đinh Tiên Hoàng, công nhân bắt đầu dựng các khung sắt để quây tôn xung quanh nhằm phục vụ việc phá dỡ.
Gamuda Land, tập đoàn bất động sản Malaysia, mong muốn tiếp tục mở rộng, đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam, nhắm đến lĩnh vực hạ tầng và đô thị xanh thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Công điện 21 về việc khẩn trương hoàn thiện, khắc phục các tồn tại trong quá trình vận hành, khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.
Viện Nghiên cứu chiến lược châu Á - Thái Bình Dương (KSI) đánh giá Việt Nam đang là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất và là một ngôi sao sáng của ASEAN.