Báo cáo giải trình về kinh tế - xã hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV chiều 12/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt trên 7,5%, cả năm đạt trên 7%, qua đó đảm bảo đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu KTXH chủ yếu của năm 2024, tạo lực, tạo đà cho thực hiện kế hoạch năm 2025, cả giai đoạn 2021-2025, làm tiền đề, cơ sở để đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Về giải ngân vốn đầu tư công, 10 tháng đầu năm giải ngân đạt 52,29%, trong khi cùng kỳ năm 2023 là 56,74%, giải ngân vốn ODA chỉ đạt 27,88%. Có 29 bộ, cơ quan Trung ương và 21 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới trung bình cả nước, trong đó 9 bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20%.
Xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những động lực tăng trưởng, Thủ tướng cho biết, ngay từ đầu năm Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm, ban hành nhiều văn bản thúc đẩy phân bổ giải ngân vốn đầu tư công và đạt được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, đúng như ý kiến của một số vị đại biểu Quốc hội giải ngân còn chậm. Vì vậy, Thủ tướng đã phân tích một số nguyên nhân dẫn tới giải ngân đầu tư công chậm, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, với tinh thần năm quyết tâm, năm đảm bảo, phấn đấu năm 2024 giải ngân vốn đầu tư công trên 95%.
Trong đó, Chính phủ đã tập trung vào 6 nhóm giải pháp. Một là, đề xuất Quốc hội tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc về pháp lý ngay trong kỳ họp này, nhất là về quy trình thủ tục đầu tư, quy hoạch tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập; thủ tục đất đai nguồn cung vật liệu…
Hai là, có giải pháp đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư cho người dân, trên tinh thần chỗ ở mới ít nhất bằng hoặc tốt hơn chỗ ở cũ. Ba là, chú trọng nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư dự án đảm bảo khả thi hơn, hiệu quả hơn, kịp thời điều chuyển vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn.
Bốn là, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm quan trọng quốc gia. Năm là, tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương, gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần 5 rõ. Sáu là, nâng cao hiệu quả của các Tổ công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hoạt động giám sát của các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tại các địa phương có vốn giải ngân thấp.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện trong mọi tình huống.
Chính phủ cũng đã đề xuất sửa đổi Luật Điện lực, triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Đồng thời, ban hành cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp; khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái; phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi, ven bờ; chính sách về điện rác, điện sinh khối… Hoàn thành dự án đường dây truyền tải 500 kV mạch 3 Quảng Bình - Hưng Yên; tích cực triển khai Quy hoạch điện VIII…
Thời gian tới, dự báo nhu cầu điện tăng nhanh, trong đó năm 2025 tăng khoảng 12 - 13% và những năm sau còn cao hơn nữa. Chính phủ tiếp tục hoàn thiện đồng bộ quy định pháp luật để tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai các dự án hạ tầng nguồn điện. Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh và vận hành linh hoạt, có khả năng tự động hóa cao.
Tập trung hoàn thành thủ tục, khởi công và đưa vào vận hành các dự án điện lớn, quan trọng. Tăng cường các biện pháp tiết kiệm năng lượng và quản lý nhu cầu điện. Rà soát tháo gỡ các dự án điện tái tạo đã đầu tư có vướng mắc pháp lý và bảo đảm định giá đúng, đủ, hợp lý để khuyến khích phát triển các nguồn điện. Đảm bảo đủ hạ tầng, nhiên liệu cho sản xuất điện.
Về dài hạn, để đảm bảo đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, Chính phủ đã và đang đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...
Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện.
Về lĩnh vực đổi mới sáng tạo và đào tạo nhân lực chất lượng cao, Thủ tướng đánh giá còn chưa đạt mục tiêu đề ra, chưa được như mong muốn. Thể chế, cơ chế, chính sách chưa có đột phá; đầu tư cho khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao chưa thực sự hiệu quả; sự gắn kết giữa các chủ thể, nhất là Nhà nước, viện nghiên cứu, trường đại học, nhà khoa học và doanh nghiệp chưa chặt chẽ và có hiệu quả.
Khoảng cách lớn về công nghệ, thiếu hụt về hạ tầng; hạn chế về nguồn lực, trình độ và năng lực cạnh tranh về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
"Bên cạnh đó, chúng ta cũng có những cơ hội thuận lợi của 'người đi sau', nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo, có năng khiếu về logic và toán học", Thủ tướng nói.
Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng khoa học công nghệ, chấp nhận rủi ro và kiên trì trong hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy mạnh mẽ hệ thống đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, vùng, địa phương; lấy doanh nghiệp là trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học là nền tảng.
Bảo đảm tối thiểu 20% tổng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo, có chính sách đột phá trong tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là các ngành động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức...
Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là hợp tác công - tư cho đào tạo nhân lực chất lượng cao, hướng đến chuẩn quốc tế và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Sớm hoàn thành đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
Kỳ thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2021-2026.
Chiều 13/11, Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, tàu chạy 350 km/h trên đường sắt tốc độ cao Bắc Nam chỉ dừng ở 5 ga, đảm bảo từ Hà Nội đến TP HCM mất 5,5 giờ.
Với 428/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, sáng 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước).