Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý thị trường vàng. (Ảnh: VGP).
Chiều tối 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý thị trường vàng.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ một số vấn đề còn nổi lên với thị trường vàng thời gian qua như việc chênh lệnh giá vàng trong nước và thế giới, một số động thái của các doanh nghiệp tham gia thị trường vàng có tính thao túng, găm hàng, đội giá.
Bên cạnh đó, việc buôn lậu vẫn còn phức tạp; việc quản lý còn có lúc, có nơi lỏng lẻo, chưa phù hợp với kinh tế thị trường, điều kiện thực tế và diễn biến tình hình.
Trong thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu quản lý tốt, hiệu quả thị trường vàng để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng; có chính sách khai thác nguồn lực vàng trong dân để tham gia phát triển kinh tế-xã hội và không để thao túng thị trường, không để buôn lậu vàng.
Về giải pháp trước mắt, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tăng cường quản lý nhà nước, nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới xuống mức chỉ còn khoảng 1-2%, không thể để trên 10% như vừa qua.
Đồng thời, nhà điều hành phải có giải pháp tăng cung như nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh và giảm cầu; quản lý, kiểm soát chặt chẽ, tăng cường thanh tra, kiểm tra và ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu; ngăn chặn các phần tử thao túng, găm hàng, đội giá, làm lũng đoạn thị trường.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về kinh doanh vàng theo hình thức rút gọn để phù hợp tình hình, hoàn thành trong tháng 6/2025; đồng thời rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường vàng, hoàn thành trong tháng 6/2025.
Về lâu dài, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh an toàn, thuận lợi, lành mạnh, hấp dẫn để người dân tích cực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp thay vì dự trữ vàng.
Đồng thời nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng theo hướng người dân được tự do giao dịch, mua bán; tách bạch giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng; đẩy mạnh sản xuất, chế tác vàng trang sức để tạo thêm công ăn việc làm; tăng cường công tác thông tin, truyền thông, giải tỏa tâm lý giữ vàng trong dân; nghiên cứu, đầu tư hệ thống để khởi tạo hóa đơn điện tử từ máy tính tiền trong kinh doanh vàng.
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Theo các doanh nghiệp, họ không chỉ gặp khó sau thu hoạch mà còn đang chịu gánh nặng từ chi phí kiểm định quá cao.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp Hải quan Trung Quốc kiểm dịch, Bộ Tài chính ưu tiên thông quan, Bộ Công an cũng cần xử lý gian lận để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng.
Sau cú lao dốc trong phiên trưa 23/5, giá vàng trong nước trưa nay (24/5) đã phục hồi mạnh mẽ tại hầu hết hệ thống kinh doanh, với mức tăng phổ biến từ 500.000 đến 1 triệu đồng/lượng.
Giá thép kỳ hạn và giá quặng sắt tiếp đà giảm, ghi nhận mức giảm hàng tuần do tình trạng suy yếu kéo dài của lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc cũng như nhu cầu chậm lại đối với nguyên liệu sản xuất thép.