Kinh tế Quốc tế 10/05/2025 10:10

Thuế quan Mỹ góp phần khiến giảm phát ở Trung Quốc nối dài sang tháng 4

Tình trạng giảm phát tiếp tục đeo bám nền kinh tế Trung Quốc.

Công nhân tại nhà máy Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images). 

Báo cáo Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 10/5 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4 sụt 0,1% so với một năm trước đó, tương tự như mức giảm của tháng 3. Mức giảm này cũng phù hợp với dự báo của các nhà kinh tế do Bloomberg khảo sát.

Như vậy, theo thước đo CPI, tình trạng giảm phát ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã kéo dài ba tháng liên tiếp. Mức thuế quan cao ngất ngưởng của Mỹ đã làm trầm trọng thêm áp lực giảm phát vốn bắt nguồn từ nhu cầu nội địa yếu.

Báo cáo cũng cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) rớt 2,7% so với cùng kỳ năm trước, qua đó kéo dài chuỗi giảm sang tháng thứ 31. 

 

Áp lực giảm phát nhiều khả năng sẽ kéo dài và trở nên trầm trọng hơn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế quan 145% với hầu hết hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Bắc Kinh đáp trả bằng cách đánh thuế quan 125% lên hàng hóa Mỹ.

Cuộc chiến thuế quan có thể thúc đẩy các nhà xuất khẩu Trung Quốc bán hàng tồn kho ra thị trường nội địa, khiến tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt. Một số công ty có thể sẽ phản ứng bằng cách giảm giá sâu hơn nữa.

Những tổn thất về việc làm và thu nhập do thuế quan của Mỹ cũng có thể khiến người tiêu dùng Trung Quốc càng ngần ngại chi tiêu. Nếu điều này xảy ra, các nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ sẽ càng có thêm động lực để hạ giá.

Nhìn chung, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục chịu sự đeo bám của giảm phát trong những ba đầu năm, phản ánh sự mất cân bằng của cung - cầu.

Chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator) - thước đo tổng quát về giá cả trong nền kinh tế - đã giảm 8 quý liên tiếp. Đây là chuỗi giảm dài nhất kể từ khi dữ liệu hàng quý được thu thập vào năm 1993.

Trong tuần này, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã công bố một loạt biện pháp nhằm hỗ trợ nền kinh tế, bao gồm cắt giảm lãi suất chính sách và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các ngân hàng.

Mỹ và Trung Quốc  sẽ đàm phán về thương mại trong cuộc họp cuối tuần tại Thụy Sỹ. Sự kiện này được kỳ vọng sẽ mở đường để hai nước cắt giảm thuế quan áp dụng với hàng hóa của nhau.

Giang
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh tế Quốc tế 10/05/2025 14:40
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo nguy cơ chạm trần nợ vào tháng 8

Ngày 10/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo “khả năng đáng kể” nước này sẽ không còn khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính vào tháng 8 tới, theo đó kêu gọi Quốc hội sớm hành động để ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ.

Kinh tế Quốc tế 10/05/2025 08:13
Ông Trump nêu điều kiện để bỏ mức thuế quan tối thiểu 10%

Tổng thống Donald Trump khẳng định Mỹ sẽ luôn duy trì thuế quan tối thiểu 10% trừ khi đối tác thương mại đưa ra được đề nghị "phi thường".

Kinh tế Quốc tế 10/05/2025 07:18
Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm, thị trường nín thở chờ đàm phán thương mại với Trung Quốc

Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đã giảm nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần khi thị trường chờ đợi cuộc đàm phán thương mại giữa các quan chức Mỹ - Trung vào cuối tuần này.

Kinh tế Quốc tế 10/05/2025 01:00
Các tập đoàn công nghệ kêu gọi Mỹ tăng xuất khẩu chip

BNEWS Theo các tập đoàn công nghệ của Mỹ, mặc dù Mỹ dẫn đầu trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng cũng cần tăng cường cơ sở hạ tầng và thúc đẩy xuất khẩu chip AI để duy trì lợi thế trước các nước khác.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO