Vĩ Mô 17/10/2024 21:24

Thương mại Việt Nam - Mỹ vượt 100 tỷ USD sau 9 tháng

Thương mại hai chiều Việt Nam – Mỹ đã vượt 100 tỷ USD sau 9 tháng đầu năm. Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của hàng hoá Việt Nam.

Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, 9 tháng đầu năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 89,4 tỷ USD, chiếm 29,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 27,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 17,6%). 

Bộ Công Thương đánh giá, thị trường Mỹ đang có những động thái kích cầu tiêu dùng trở lại, mở rộng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Nhờ đó đã giúp nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ, thủy sản, dệt may… đang tăng mạnh mẽ.

Về nhập khẩu hàng hoá, Mỹ cũng là một trong những thị trường nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 10,9 tỷ USD sau 9 tháng, tăng 6,2%.

Như vậy, sau 9 tháng thương mại hai chiều Việt Nam – Mỹ đã chính thức vượt ngưỡng 100 tỷ USD với con số đạt 100,3 tỷ USD.

Hàng hóa Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại Hoa Kỳ

Theo Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, có nhiều lý do để thương mại hai nước tăng trưởng liên tục trong thời gian qua, ngay cả trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động.

Trước hết là quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển. Năm 2013, hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện, đến năm 2023, hai nước chính thức nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.

Bên cạnh đó, hàng hóa của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Mỹ do chất lượng liên tục được cải thiện, cập nhật xu hướng cũng như có giá cả cạnh tranh.

Mặt khác, sự thay đổi trong chuỗi cung ứng cũng như làn sóng dịch chuyển đầu tư đã góp phần tăng cường năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam. Điều này tạo cơ hội và dư địa cho hàng hóa của Việt Nam gia tăng xuất khẩu ra thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng.

Trong thời gian tới, xuất khẩu sang Mỹ sẽ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng khi nhu cầu thị trường tăng lên, hàng tồn kho giảm. Lo ngại lớn nhất khi xuất khẩu sang Mỹ là việc nước này gia tăng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu.

Để hạn chế rủi ro bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ, Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường tìm hiểu pháp luật về các quy định về phòng vệ thương mại, tạo được các giá trị gia tăng trên sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp cần lưu trữ số liệu xuất khẩu để hợp tác với cơ quan điều tra khi xảy ra vụ việc.

Theo Tổng cục Hải quan, thương mại Việt Nam - Mỹ đạt mốc 100 tỷ USD lần đầu vào năm 2021 (đạt 111,55 tỷ USD). Trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 96,27 tỷ USD và nhập khẩu đạt 15,28 tỷ USD.

Bước sang năm 2022, dù đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thương mại Việt Nam - Mỹ vẫn có sự tăng trưởng đáng ghi nhận với quy mô kim ngạch đạt gần 124 tỷ USD. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt gần 111 tỷ USD.

Phan Trang
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vĩ Mô 17/10/2024 20:12
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát, GDP có thể giảm hơn 40.000 tỷ đồng

Theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM), nếu đánh thuế với TTĐB đối với nước giải khát có đường sẽ khiến quy mô ngành bị co hẹp, từ đó kéo theo sự sụt giảm về GDP ở mức 0,448%, tương đương giảm 42.570 tỷ đồng...

Vĩ Mô 17/10/2024 20:06
Mức phí cao tốc do nhà nước đầu tư được tính thế nào?

Mức phí các tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư được tính toán đảm bảo bù đắp chi phí quản lý, vận hành và hài hòa với lợi ích, khả năng chi trả của người dân.

Vĩ Mô 17/10/2024 19:41
'Việt Nam có thể tham khảo Nhật Bản khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc Nam'

JICA cho biết Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm Nhật Bản khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, do nước này phát triển dự án đầu tiên trên thế giới.

Vĩ Mô 17/10/2024 14:20
Nhật Bản ký kết gần 700 triệu USD vốn ODA, cao kỷ lục 6 năm

JICA cho biết, từ tháng 4/2023 đến tháng 3/2024), Cơ quan này đã ký kết các khoản vốn vay tổng giá trị lên tới hơn 102 tỷ yên (tương đương 678 triệu USD), mức cao nhất kể từ năm 2017.