Ngày 25/12, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đã nhận được báo cáo tình hình lương, thưởng Tết từ 145 doanh nghiệp.
Theo đó, tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất 42 triệu đồng, Tết Nguyên đán cao nhất 303 triệu đồng. Mức thưởng thấp nhất Tết Dương lịch là 100.000 đồng và Tết Nguyên đán là 500.000 đồng.
Doanh nghiệp dân doanh có sự chênh lệch lớn về thưởng. Cụ thể thưởng Tết Dương lịch cao nhất 4,8 triệu đồng, Tết Nguyên đán cao nhất 200 triệu đồng; mức thấp nhất tương ứng với hai dịp Tết là 100.000 và 500.000 đồng.
Tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước, mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất 15 triệu đồng, Tết Ất Tỵ 110 triệu đồng; mức thưởng thấp nhất lần lượt 300.000 và 700.000 đồng.
Tại doanh nghiệp TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất 24,1 triệu đồng, Tết Ất Tỵ 21,5 triệu đồng; mức thưởng thấp nhất với hai dịp Tết là 500.000 đồng và 300.000 đồng.
Đến nay hơn 20 tỉnh thành đã thông báo thưởng Tết. Mức thưởng Tết Ất Tỵ cao nhất hiện nay là 1,9 tỷ đồng dành cho cá nhân ở TP HCM.
Tại chỉ đạo mới nhất, Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị tăng cường chống thất thu thuế và quản lý, điều hành, bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hầu hết doanh nghiệp tại Hải Dương lựa chọn thưởng Tết Nguyên đán cao hơn Tết Dương lịch và mức thưởng bằng khoảng một tháng lương theo hợp đồng.
Trong bối cảnh người dân thắt chặt chi tiêu, các đơn vị bán lẻ phải tung ra hàng loạt biện pháp kích cầu.
Đơn vị tư vấn đề xuất thành lập khu thương mại tự do để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư vào cảng biển Trần Đề.