Tốc độ giảm giá trị xuất khẩu thủy sản sang Mỹ và Trung Quốc đã chậm lại, có phải tín hiệu của sự phục hồi?

Tốc độ giảm trị giá xuất khẩu sang các thị trường lớn đã chậm lại so với các tháng đầu năm, đặc biệt là thị trường Mỹ và Trung Quốc. Lượng tồn kho thuỷ sản ở các thị trường này đang được giải tỏa và nhu cầu nhập khẩu thủy sản sẽ phục hồi nhẹ trong quý IV.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) trong tháng 6, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 768 triệu USD, giảm 24% so với tháng 6/2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 4,1 tỷ USD, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2022.

 

Trong tháng 6, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang hầu hết thị trường lớn tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2022, trừ Anh và Australia. Tuy nhiên, tốc độ giảm trị giá xuất khẩu sang các thị trường lớn đã chậm lại so với các tháng đầu năm, đặc biệt là thị trường Mỹ và Trung Quốc.

Cụ thể tháng 6, Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 143 triệu USD, giảm 33,5% so với tháng 6/2022, tốc độ giảm tiếp tục cải thiện so với mức giảm 37% của tháng 5.

Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ đạt 706 triệu USD, giảm 46% so với cùng kỳ năm 2022.  

Tương tự, trong tháng 6, tốc độ giảm trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã về mức một con số, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 122 triệu USD.

Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 634 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2022.

Còn, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, thị trường lớn thứ hai của Việt Nam trong tháng 6 ghi nhận giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản đạt 712,5 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2022.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo trong quý III, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại các thị trường chính như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản... tiếp tục bị tác động bởi lạm phát cao.

Tuy nhiên, lượng tồn kho thuỷ sản ở các thị trường đang dần được giải tỏa sau thời gian dài các nhà nhập khẩu giảm mua, khiến nhu cầu nhập khẩu thủy sản sẽ dần cải thiện và có khả năng phục hồi nhẹ trong quý IV. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong các tháng cuối năm 2023.

Hoàng Anh
CÙNG CHUYÊN MỤC
Nam Phi khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế và chống bán phá giá với lốp xe ô tô, xe buýt

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), nguyên đơn là Hiệp hội Sản xuất lốp xe Nam Phi; ngày khởi xướng điều tra 20/9/2024; biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam là 84%.

Giá xăng dầu hôm nay 28/9: Xác lập một tuần giảm mạnh vì lo ngại nguồn cung

Giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch ngày 27/9 nhưng giảm trong tuần do các nhà đầu tư cân nhắc kỳ vọng về nguồn cung toàn cầu cao hơn, bất chấp các biện pháp kích thích kinh tế mới từ nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu Trung Quốc.

Giá vàng hôm nay 28/9: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát 83,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tiếp tục lập kỷ lục mới bất chấp giá vàng thế giới giảm trong phiên giao dịch ngày 27/9 vì áp lực chốt lời sau khi liên tiếp lập đỉnh mới. Kim loại quý cũng đang trong đà ghi nhận quý thể hiện tốt nhất trong hơn 8 năm nhờ việc Mỹ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.

Giá tiêu hôm nay 28/9: Tiếp tục giảm, thấp nhất là 146.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay ngày 28/9 tiếp tục giảm 1.000 – 3.000 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm do nhu cầu chậm lại từ các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc… Tuy nhiên, điều tích cực là nhu cầu tiêu trắng của Trung Quốc đang cải thiện.